-
Sáng nay, tại Sở Công Thương Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc vận động thí điểm phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố Hà Nội năm 2010 đã có buổi làm việc nhằm đánh giá sơ bộ kết quả đạt được và trao đổi, rút kinh nghiệm để triển khai tốt kế hoạch năm tiếp theo.
-
Sáng nay, 22/12, Đại hội lần thứ I của Hội Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của đồng chí Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch thường trực, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đồng chí Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện của hơn 500 tổ chức, cá nhân đã đăng ký hội viên của Hội trên toàn quốc.
-
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc tổ chức Cuộc họp lần thứ 7 của Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về Năng lượng – Khoáng sản. Tại cuộc họp này, hai bên đã ký kết Dự án nhiệt điện Nam Định với tổng số vốn khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.
-
Ngày 8/12, tại Hà Nội, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc Đại sứ của Hoa Kỳ tại Cơ quan Năng lượng nguyển tử quốc tế (IAEA). Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123 liên quan đến việc chuyển giao thông tin vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ cho nước khác, đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân).
-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Ngày 30/11, tại Hà Nội, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) và Liên danh Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Công ty Daewoo Engineering ký kết dự án án kho chứa LPG lạnh đầu tiên của Việt Nam. Kho chứa cho phép PVGas có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia.
-
“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.
-
Khoàng 8 tháng kể từ ngày xăng E5 xuất hiện trên thị trường, khá nhiều người chuyển sang sử dụng loại xăng này. Bên cạnh tính kinh tế, chọn xăng E5 còn vì tính thân thiện với môi trường.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, Trưởng phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Tính thân thiện môi trường của xăng sinh học xuất phát từ đặc tính của Ethanol có trong loại xăng này. Ethanol được chiết xuất từ các loại thực vật như ngô, sắn, mía hay cellulose như rơm rạ, vỏ trấu…Ethanol có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện hơn với môi trường."
-
Tại Hội nghị công bố Báo cáo cuối cùng “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội, WB đã cảnh báo Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt. Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025 - khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp ba lần so với hiện nay. Đó là giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư.
-
Đại diện cho hàng trăm tòa nhà tại Hà Nội, năm nay khách sạn Hà Nội tham gia cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng 2010” với loại hình tòa nhà cải tạo lại. Lãnh đạo khách sạn cho biết, hiện tại các biện pháp tiết kiệm năng lượng đang được áp dụng tại đây đã đem lại lợi ích giảm chi phí trên 216 triệu đồng mỗi năm.
-
Ngày 1-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động chuẩn bị chương trình mở rộng phát triển khí sinh học. Ðây là 'Dự án nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp và Phát triển khí sinh học (QSEAP, VIE 39421)', được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội vào tháng 6-2009.
-
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đến Hà Nội hôm 30/10 để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á 17. “Trong số các thỏa thuận quan trọng nhất được ký kết giữa hai bên có một thỏa thuận liên chính phủ về việc hợp tác xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam”, ông Sergei Prikhodko phát biểu trước thềm chuyến bay sang Việt Nam của Tổng thống Medvedev.
-
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết và tiến độ triển khai đầu tư xây dựng nhiều dự án điện chậm so với kế hoạch khiến hệ thống điện quốc gia phải vận hành trong điều kiện không có điện dự phòng.
-
Điện hạt nhân, đất hiếm là hai lĩnh vực được cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đề nghị mở rộng hợp tác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều 25/10, tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được cựu Thủ tướng và đoàn nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đề cập trong một loạt chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ… của Việt Nam.
-
Sáng 21/10/2010, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham dự, có ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định, đại diện các Bộ, Sở ngành, Viện nghiên cứu, các Hiệp hội, các Tổng công ty, công ty trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Ngày 20/10/2010, công tác thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà Bộ Công Thương đã chính thức được bàn giao kỹ thuật. Đây là dự án trình diễn do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện. Dàn pin mặt trời này được vận hành thử nghiệm trong vòng một tháng. Ngày 19/11/2009 công trình sẽ được chính thức bàn giao giữa Chính phủ Đức và Bộ Công thương.
-
Các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng bao gồm giải pháp với hệ thống lò hơi, hệ thống máy cán, hệ thống chiếu sáng. Tổng hợp các phương án đề ra ước tính mỗi năm công ty CP Cao su Hà Nội có thể tiết kiệm trên 470 tấn than và khoảng 1 triệu Kwh điện năng. Tính theo mức giá đang áp dụng, mỗi năm doanh nghiệp sẽ giảm chi phí trên 2,1 tỷ đồng.