-
Qua 5 năm sử dụng, hệ thống máy nước nóng sử dụng năng lượng Mặt Trời ở khách sạn Sài Gòn Morin hoạt động khá tốt và đã giúp đơn vị tiết kiệm trên 50 triệu đồng/tháng, tương đương với 25.000 kW điện/tháng
-
Ông Hồ Văn Diện, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, trước đây nhà máy hầu như không chú trọng đến việc quản lý sử dụng điện năng cũng như chưa từng có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện. Sau khi Trung tâm tư vấn và phát triển các ngành công nghiệp Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm toán năng lượng, ngoài các biện pháp kỹ thuật, chúng tôi đã tự có những phương pháp riêng nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện thông qua các quy định cụ thể về thưởng phạt.
-
Bộ công nghiệp Tây Ban Nha đã thỏa thuận với hai nhóm vận động hành lang năng lượng tái tạo quan trọng là Hiệp hội Năng lượng gió và Hiệp hội quang điện, nhằm giảm thuế quan đặc biệt cho các trang trại gió và các nhà máy nhiệt mặt trời.
-
Không may là phong điện và điện mặt trời hiện nay đều có mức giá kém cạnh tranh so với các nguồn điện khác. Tuy nhiên, cũng như tất các các công nghệ mới, điều này sẽ thay đổi theo thời gian. Morris nhận thấy rằng, giá của phong điện đã rẻ đi rất nhiều so với lần đầu được đưa ra thị trường. Điện mặt trời cũng đang dần trở nên rẻ hơn, đặc biệt là khi chương trình PACE (Property Assessed Clean Energy) ngày càng phổ biến cùng với những ưu đãi về thuế của bang và liên bang.
-
Được đánh giá là địa bàn có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn (chiếm đến 95%) trong số đó nhiều doanh nghiệp thiết bị lạc hậu, hư hỏng, gây lãng phí năng lượng. 80% năng lượng tiêu thụ hàng năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Thừa Thiên Huế sử dụng điện năng.
Để giảm thiểu gánh nặng cho ngành điện, tiết kiệm chi phí, nhiều nỗ lực, biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) nói chung, tiết kiệm điện nói riêng đã được triển khai áp dụng trong mọi lĩnh vực của tỉnh.
-
Thượng viện Mỹ ngày 27/5 đã đề xuất ra luật mở rộng tín dụng thuế cho các công ty lắp đặt trạm nạp điện cũng như người mua xe điện. Luật này sẽ chỉ đạo Bộ Năng lượng tài trợ 800 triệu USD để hỗ trợ các trạm nạp nhằm đáp ứng 700 000 xe điện trong vòng sáu năm tới.
-
Khi thanh toán hóa đơn tiền điện, chúng ta không chỉ phải trả tiền cho chi phí vận hành của các tuabin gió hay các trạm điện nguyên tử mà còn hơn thế nữa. Tiền thuê điện kế, chi phí sử dụng mạng lưới điện, thuế giá trị gia tăng, thuế điện, cộng với tiền trả thêm cho các nguồn năng lượng sạch khiến cho cái giá cuối cùng có thể gấp đôi chi phí sản xuất điện.
-
Với biện pháp thay thế thay toàn bộ lượng bóng đèn trên bằng bóng compact 9W cho độ sáng tương đương, khách sạn đã tiết kiệm được 60% điện năng tiêu thụ so với bóng sợi đốt. Giải pháp này chi phí đầu tư thấp, chỉ khoảng 2 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 2,5 triệu đồng tương đương giảm khí thải nhà kính trên 1,1 tấn GHG/năm.
-
Đề tài khoa học của ông mang tên “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá phục vụ đời sống,” đã được nghiệm thu tại Đại học Đà Nẵng và được đánh giá cao. Sau hơn một năm thử nghiệm, phó giáo sư đã chế tạo thành công hệ thống thiết bị làm lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá cho một số hộ dân ở Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế).
-
Những quy định mới cho phép các nhà máy năng lượng tái tạo tăng doanh thu và do đó giảm đáng kể thời gian hoàn vốn. Các nhà máy điện năng lượng tái tạo không những được bán điện với mức thuế ưu đãi mà còn có thể tách riêng lợi ích từ việc bán điện với lợi ích về môi trường của dự án mang lại.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
Để nâng cao hiệu quả của sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, Dự thảo Luật Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đã đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế, hỗ trợ đầu tư… và cho phép các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng do các doanh nghiệp thực hiện được vay vốn ưu đãi từ các Ngân hàng Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc hỗ trợ, Quỹ môi trường… Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Báo Người đại biểu nhân dân Thứ bảy.
-
Hội nghị được tổ chức tại Khách sạn Xanh, số 2 Lê Lợi, Thành phố Huế từ ngày 8 đến ngày 9/10/2009.
-
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương đã phối với Trung tâm tư vấn Công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn kiểm toán năng lượng cho lãnh đạo và cán bộ quản lý năng lượng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm và các tòa nhà. Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp bằng sáng chế số 1 - 0007596 về Máy bơm nước chạy bằng sức gió cho chủ sở hữu Phạm Mã Nhi, 14 A/51 Thái Phiên Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
Sử dụng săm xe đạp cũ cải tạo vòi nước thông dụng thành vòi nước tự khoá là ý tưởng của các em Hoàng Hữu Phước và Phan Ái Ngọc, trường THPT Nguyễn Huệ - thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Tính thẩm mỹ tuy không cao nhưng rẻ, tận dụng được phế vật liệu, có tính ứng dụng cao, thích hợp với mọi nơi đang dùng vòi nước cũ mà không cần thay thế, tiết kiệm nước không thua kém các loại vòi tự khoá hiện đại, thời gian sử dụng lâu dài. Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi quốc gia "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" năm 2009.
-
Sở Công thương Thừa Thiên Huế phối hợp với Văn phòng tiết kiệm năng lượng- Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.