-
Tiếp cận với công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng từ rất sớm, ước tính mỗi năm công ty thu lợi gần 20 tỷ đồng từ việc thu hồi bia, giảm thất thoát nguyên liệu, tiết kiệm điện, than và nước.Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, việc cải tạo dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ mới còn giúp nhà máy giảm lượng nước thải từ 12 lít nước/lít sản phẩm xuống chỉ còn 8 lít.
-
Dự kiến, đến hết năm 2012, cả nước sẽ có 6 nhà máy sản xuất ethanol với tổng công suất thiết kế 550 triệu lít/năm. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 3,5-3,7 triệu tấn sắn tươi/năm. Muốn vậy cần có phương án đầu tư vùng nguyên liệu để thâm canh tăng năng suất sắn và có cơ chế liên kết, tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và cơ sở chế biến
-
Sau hai năm triển khai Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”, Hà Tĩnh đã xây dựng được gần 500 bể biogas, giúp mỗi hộ tiết kiệm từ 300.000 – 350.000 đồng/tháng tiền mua chất đốt, tiền điện, đồng thời giải quyết được vấn nạn xả thải gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh cho gia súc.
-
“Tiết kiệm điện không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, tiết kiệm điện đóng vai trò quan trọng khi dự báo nguồn cung về điện cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng không ổn định”, ông Đào Ngọc Bình - Giám đốc Công ty Xi măng Hoàng Thạch chia sẻ.
-
Các giải pháp sử dụng hiệu quả điện năng tại khu du lịch cho kết quả tiết kiệm 28,8% điện năng tiêu thụ mỗi năm, tức khoảng 36 nghìn KWh tương đương 58 triệu đồng. Không chỉ đem lại lợi ích giảm chi phí, khu du lịch còn góp phần giảm 15 tấn phát thải khí C02 ra môi trường.
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Một báo cáo mới đây của chương trình Thắp sáng Châu Phi ( Lighting Africa) đã đưa ra những số liệu thú vị về việc trong mười năm tới, chúng ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng cuộc sống của những gia đình ở xa lưới điện. Một thay đổi cơ sở hạ tầng trong ngành này sẽ đem đến cho người dân châu Phi những lợi ích quan trọng mà những người quen sống trong ánh điện không nhận thấy được.
-
Bộ trưởng Narenda Modi đã cắt băng khánh thành công viên mặt trời lớn nhất châu Á, với công suất 500 MW tại làng Charanka, quận Patan. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng của mình vào những lợi ích mà công viên sẽ mang lại cho khu vực này cũng như những người dân địa phương.
-
Là một người thợ điện, công việc hằng ngày của anh là sữa chữa các loại máy bị hư hỏng của bà con nông dân trong vùng. Nhưng bằng sự đam mê sáng tạo của mình, anh Nguyễn Ánh Dương, ngụ Thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, Bình Phước đã biến máy cắt cỏ cũ thành máy phát điện mini, đem lại lợi ích thiết thực cho bà con vùng sâu, vùng xa.
-
Hàng năm, hệ thống chiếu sáng tại tòa nhà tiết kiệm được trên 2,2 triệu KWh tương đương khoảng 2,3 tỷ đồng. Sử dụng biến tần cho bơm sơ cấp và bơm thứ cấp giúp giảm chi phí khoảng 650 triệu đồng/năm. Giải pháp sử dụng khởi động mềm bơm giải nhiệt và quạt tháp giải nhiệt đem lại lợi ích tiết kiệm 60 triệu đồng. Thêm vào đó, việc lắp đặt hệ thống BMS cũng đem về cho tòa nhà lợi ích kinh tế trên 350 triệu đồng.
-
Việt Nam được xếp vào một trong những nước thành công nhất trên thế giới trong quá trình hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn với tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện cao hơn nhiều nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trên chặng đường về đích để mang ánh sáng đến với 5% hộ dân nông thôn còn lại vẫn còn nhiều thách thức.
-
Trước những khó khăn về nhu cầu năng lượng hiện nay cũng như trong tương lai, đồng thời để có thể khắc phục được tình trạng thiếu điện ngày càng gia tăng, thì năng lượng mặt trời đang là một xu hướng được nhiều người dân quan tâm vì những lợi ích lâu dài, hiệu quả mà phương án này đem lại.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Một nghiên cứu mới được Liên hợp quốc công bố mới đây đã khẳng định những lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường khi thế giới chuyển sang sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng, như đèn compact phát sáng huỳnh quang (CFL) và đèn diot phát sáng (LED).
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Nghiên cứu chung của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và các nhà chế tạo phương tiện phát sáng trên toàn cầu, công bố ngày 1/12, đã khẳng định thế giới sẽ giảm được 2% nhu cầu điện thắp sáng, nếu chuyển sang thị trường các loại đèn tiết kiệm năng lượng.
-
Giải pháp dùng đồng hồ công tơ thông minh sẽ cho phép áp dụng việc tính thuế theo thời gian sử dụng và mang tới cho người sử dụng những thông tin về mức tiêu thụ điện năng trong thời gian thực tế. Nhưng việc lắp đặt thiết bị này trong các gia đình sẽ không có lợi ích gì nếu người sử dụng không có được những thông tin đầy đủ về cách sử dụng chúng.
-
Trong khi một số thành viên Quốc hội nghĩ rằng việc sử dụng đồng đôla vào các dự án địa phương là một điều xấu, thì có đến hàng trăm nông dân và các chủ doanh nghiệp ở nông thôn đang rất háo hức nắm lấy cơ hội để củng cố hoạt động sản xuất của họ thông qua các khoản vay và trợ cấp năng lượng sạch với tổng giá trị hơn 30 triệu đôla. Các quỹ nằm dưới sự quản lí của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ phải chi trả cho 516 dự án lắp đặt trang thiết bị năng lượng tái tạo và củng cố hiệu quả năng lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-
Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn xây dựng các tòa nhà, trong đó phải tăng cường các giải pháp kỹ thuật để sử dụng hiệu quả năng lượng. Thế nhưng việc ứng dựng các giải pháp kỹ thuật vào các công trình xây dựng trên thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cao, chủ đầu tư chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc tiết kiệm năng lượng, thêm vào đó là các quy định vẫn chưa có các biện pháp chế tài nên các “công trình xanh”, “tòa nhà tiết kiệm năng lượng” còn rất ít, chủ yếu là xuất hiện dưới các công trình đơn lẻ.
-
5 doanh nghiệp, bao gồm: Addison Lee, Cyclone Couriers, Green Tomato Cars, Qdell & LHR Express Cars và Trident Logistic đã chung tay hợp tác với Energy Saving Trust nhằm đạt được những hiểu biết sâu hơn về tác hại của khí carbon cũng như cách giảm thiểu chúng. Dự án này mang tới cho tất cả những thành viên các lợi ích vô cùng giá trị.