-
Quỹ Cải tiến ôtô Xanh trực thuộc Chính phủ liên bang Australia sẽ đầu tư gần 40 triệu AUD cho Holden - hãng sản xuất xe hơi liên doanh với tập đoàn General Motors (Mỹ) - để giảm thiểu hơn 7% lượng nhiên liệu tiêu thụ của dòng xe Commodore.
-
Theo Hiệp hội Năng lượng gió Mỹ (AWEA), các chính sách cứng rắn và rõ ràng ngày cang chứng tỏ được tính thiết yếu của mình đối với sự phát triển của năng lượng tái tạo. Trong một báo cáo của hiệp hội, một vài số liệu về sự phát triển của phong năng ở các bang nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung đã chỉ ra rằng phong nang đang phát triển với tốc độ ấn tượng tại những khu vực có chính sách cứng rắn.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc doanh Rosatom (Nga) ngày 25/5 đã công bố trên các phương tiện truyền thông của các nước Anh, Mỹ, Đức và Nhật Bản về cấu tạo bên trong của lò phản ứng số 4 mà công ty này dự kiến vận hành vào mùa Thu năm nay tại Nhà máy điện hạt nhân Kalinin cách Moscow 350km về phía Tây Bắc.
-
Các nhà khoa học của Trường ĐH Standford (Mỹ) đã phát minh một loại pin mới có thể tận dụng nguồn năng lượng hóa học từ các cửa sông để tạo ra nguồn điện năng lớn.Quá trình tạo ra điện năng của pin cũng có thể được đảo ngược để loại bỏ muối từ nước biển nhằm sản xuất nước uống.
-
Xăng sinh học dành cho phản lực cơ chiến đấu, pin mặt trời dành cho thủy quân lục chiến là những công nghệ thân thiện với môi trường mà quân đội Mỹ đang ứng dụng.Quân đội Mỹ còn muốn giảm lượng nhiên liệu hóa thạch tại các căn cứ quân sự của họ. Một trong số đó là địa nhiệt. Ngoài ra họ còn khuyến khích các căn cứ quân sự tận dụng năng lượng từ gió, sóng biển và ánh sáng mặt trời.
-
Giáo sư địa, vật lý Mỹ Klaus Lackner có ý tưởng táo bạo tạo ra cây tổng hợp mô phỏng cây xanh tự nhiên và hấp thu CO2 trong không khí thông qua hệ thống lọc. Cảm hứng từ phát kiến của giáo sư Lackner, một số sáng kiến công nghệ đang lần lượt xuất hiện. Những cây xanh nhân tạo này cung cấp năng lượng bền vững. Nhưng so với cây tự nhiên, cây nhân tạo dễ bảo dưỡng hơn, không đòi hỏi xén tỉa thường xuyên và có thể di chuyển đến bất cứ nơi đâu theo yêu cầu môi trường. Ngoài ra, cây nhân tạo phát triển trong mọi điều kiện thời tiết, không cần đến nước tưới, chăm sóc, gieo trồng…
-
Đại học UC, Hoa kỳ, đã vinh dự nhận được 50 chứng nhận LEED, nhiều nhất trong tất cả các trường Đại học khác ở Hoa kỳ. Chứng nhận LEED được trao tặng cho trường Đại học UC, Hoa Kỳ, như là một sự công nhận của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Ngày 14/5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120 MW/năm. Nhà máy có tổng công suất 120 MW/năm, xây dựng trên diện tích gần 12 ha gồm 4 modul và các dây chuyền phụ trợ công nghệ châu Âu và Mỹ. Tổng mức đầu tư 390 triệu USD.
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trao các khoản hỗ trợ nghiên cứu cho năng lượng sinh học và các sản phẩm sinh học nhằm phát triển hơn nữa các dự án mang tính bền vững. Sau quá trình lựa chọn, các dự án được lựa chọn sẽ thực hiện triển khai các hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mang tính bền vững ở ngay tại địa phương.
-
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chế tạo một hợp kim nhôm mới vừa làm ra nước uống vừa sản sinh năng lượng. Hợp kim do nhóm chuyên gia thuộc Đại học Purdue ở thành phố West Lafayette, bang Indiana, chế tạo bao gồm nhôm, gallium và thiếc. Nó có thể được sử dụng cho công nghệ mới biến nước nhiễm bẩn thành nước uống và tạo ra điện năng.
-
Hôm thứ ba vừa rồi, bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, ông Steven Chu đã thông báo khoản hỗ trợ mới trị giá 5 triệu USD cho những nỗ lực cộng đồng để triển khai cơ sở hạ tầng xe điện và các trạm nạp điện.
-
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu. Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên sự hội tụ tia nắng mặt trời vào một tấm ôxít kim loại có tên khoa học là Ceria để tách nguyên tử hy-đrô ra khỏi nước
-
Ông Mark Wigmosta, nhà thủy văn học của PNNL, trưởng nhóm tác giả cho biết: “Tảo là một trong những chủ đề nóng tại các cuộc thảo luận về nhiên liệu sinh học gần đây, nhưng cho tới nay, chưa có ai xem xét một cách kĩ lưỡng những khả năng mà Mỹ có thể tạo ra, lượng đất và nước nó cần. Nghiên cứu này mang lại những cơ sở nền tảng và ước tính ban đầu, nhằm cung cấp thông tin cần thiết một cách tốt hơn cho những quyết định về năng lượng tái tạo”.
-
Theo một nghiên cứu mới đây của Stanford, trồng các loại cỏ lâu năm phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể giúp giảm nhiệt độ mặt đất tại khu vực đó. Nghiên cứu này được công bố trên mạng 0của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), tiếp bước các sáng kiến cấp liên bang trong việc đưa Mỹ thoát ra khỏi tình trạng sử dụng liệu hóa thạch bằng cách tăng cường sản xuất ethanol.
-
Theo nghiên cứu của Clean Energy Patent Growth Index vừa mới công bố, hãng sản xuất xe hơi GM của Mỹ đã nhận được các bằng sáng chế về năng lượng sạch nhiều hơn bất kỳ tổ chức nào khác trong năm qua.GM đã được nhận 135 bằng sáng chế, chiếm gần 14% trong tổng số 1.881 bằng sáng chế ở Mỹ mà 700 tổ chức đạt được trong năm 2010.
-
Trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, rất nhiều công ty và các tổ chức chính phủ đang cùng chạy đua nhằm khám phá ra “điều thần kì” trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ và hiệu quả. Tảo, men bia, vi khuẩn đều đã được sử dụng để vào quá trình chuyển hóa nhiên liệu, thậm chí là C02, thành các loại nhiên liệu sinh học có thể sử dụng được, ví dụ như ethanol hay diesel sinh học.
-
Google đang giúp Mỹ xây dựng cáp điện dưới biển quy mô lớn, chạy dọc bờ Đông, nhằm chuyên chở điện sạch từ các cánh đồng gió tới những khu vực đông dân cư nhất nước này. Bắt đầu từ Nam Virginia và kết thúc tại Bắc New Jersey, hệ thống cáp sẽ nằm dưới đáy biển, vào khoảng từ 10 đến 20 dặm ngoài khơi. Nó có thể chuyển tải được 6 nghìn megawatt điện sạch, đủ nguồn điện cung cấp cho gần 2 triệu hộ gia đình.
-
Một nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ California, Mỹ vừa phát hiện gỉ từ các lò nướng có thể tạo ra nguồn nhiên liệu giá rẻ và vô hạn.Nhiên liệu này có thể chuyển thành khí gas hoặc tạo ra pin điện.
-
Để khôi phục lại vị thế của mình, Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong chính sách năng lượng. Trong khi Đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cần phải thúc đẩy và phát triển nhiên liệu thay thế thì những người theo Đảng Công hòa ngược lại cho rằng trong ngắn hạn không thể thay thế dầu mỏ và khí đốt và nước Mỹ cần tăng sản lượng khai thác nội địa để bảo đảm cung năng lượng.