-
Giải thích về công nghệ biến rác thải, bùn thải thành điện, TS Hoàng Sinh Trường, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phát điện từ than bùn được thực hiện theo cơ chế thu hồi khí từ bãi chôn lấp và phát điện theo cơ chế CDM (Clean Development Mechanism - cơ chế phát triển sạch). Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chôn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ quá trình phân hủy rác ở các ô chôn lấp.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
Một nhóm các nhà khoa học của Công ty Thăng Long (thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an) đã đưa ra sáng kiến “Đèn giao thông thông minh” tiết kiệm đến 80% điện năng. Sáng kiến này đã trở thành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ bắt nguồn từ thực tế là trình trạng thường xuyên tắc nghẽn đường do lưu lượng xe tham gia giao thông quá lớn và vấn đề tiết kiệm, an toàn năng lượng điện.
-
Một quy trình mới đang được các kỹ sư hóa học thuộc trường đại học Purdue thử nghiệm để tạo ra hydro tại mức nhiệt độ của pin nhiên liệu mà không cần dùng chất xúc tác. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các phương tiện chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử xách tay như camera kỹ thuật số, các thiết bị chẩn đoán y học, máy khử rung tim, điện thoại di động và máy tính xách tay. Cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ năng lượng Hoa Kỳ và đang mở ra một quy trình mới.
-
Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phát triển thành công tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời. Mặc dù đã có những chiếc ô tô nhỏ và máy bay sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng chưa ai có thể dùng năng lượng mặt trời để vận hành một con tàu vũ trụ. Tuy nhiên, mục tiêu đó giờ đây đã nằm trong tầm tay của JAXA.
-
Một quy trình mới đang được thử nghiệm bởi các kỹ sư hóa học của Đại học Purdue, Mỹ nhằm tăng sản lượng hydro ở nhiệt độ tế bào nhiên liệu mà không cần sử dụng chất xúc tác.Thử nghiệm này hứa hẹn sẽ được ứng dụng ở loại xe chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử cầm tay khác như máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị chẩn đoán y tế, máy khử rung tim, điện thoại di động và laptop. Nghiên cứu có thể thúc đẩy một quá trình mới này được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.
-
Một nhóm nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đang tập trung nghiên cứu các bước cơ bản để tạo ra nhiên liệu tổng hợp lỏng với sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Mục đích của quá trình này là giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
-
Hiện nay, pin mặt trời hiệu suất cao chỉ được dùng cho các thiết bị ngoài vũ trụ vì chi phí rất lớn. Trường đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, với 1,2 triệu euro tiền tài trợ từ chính phủ, muốn phát triển loại pin mặt trời giá rẻ hiệu suất cao. Họ hình dung rằng, pin mặt trời của họ sẽ có hiệu suất 65%, vượt xa cả hiệu suất của các vệ tinh.
-
Nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Đức Karlsruhe đã lợi dụng chính vận tốc dòng nước chảy trong đường ống để kích hoạt một máy phát điện cỡ nhỏ, từ đó chiếc vòi cảm ứng có thể “tự cung tự cấp”, hoạt động mà không cần đến nguồn điện nào khác.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Một nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu năng lượng sinh học Great Lakes (GLBRC), thuộc Sở năng lượng Hoa Kỳ (DOE), đã nghiên cứu một phương pháp rất hữu hiệu nhằm giải mã những bí mật xung quanh sự phân rã sinh khối, một bước tiến quan trọng trong việc phát triển nhiên liệu sinh học xenluloza có hiệu quả kinh tế cao.
-
Sau gần ba năm công phu nghiên cứu, phân tích, tổ công tác đã xây dựng được bộ khung của Luật Luật SDNL TK&HQ. Sau đó, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân và qua nhiều lần chỉnh sửa. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Luật đã được thông qua với 12 Chương, 48 Điều.
-
Để giải quyết vấn đề nan giải này, Công ty Li Niumu của Israel vừa nghiên cứu hệ thống điều hòa mới chạy bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này đã mở ra cách thức mới trong việc giảm áp lực cung ứng điện vào mùa hè.
-
Trong hai năm 2008 - 2009, Công ty Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng đăng ký và thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng".
-
Ý tưởng của MIT đã được trình lên NASA vào tháng Tư như là một phần của hợp đồng nghiên cứu trị giá 2,1 triệu đô la nhằm tìm cách nâng cao hiệu quả của máy bay trong tương lai.Dòng D “thân kép” là một thiết kế tiềm năng có thể kế tục loại máy bay trung bình và ngắn 737 của Boeing trong khi dòng H “thân cánh hỗn hợp” được nghiên cứu nhằm thay thế cho Boeing 777 với 300 ghế.
-
Tập đoàn truyền thông Orange vừa qua đã giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của bộ sạc điện thoại đặc biệt tích hợp trên đôi ủng cao su với khả năng chuyển đổi nhiệt từ đôi chân thành năng lượng điện. Sản phẩm có tên gọi Orange Power Wellies do Orange và các chuyên gia nghiên cứu năng lượng phục hồi GotWind phát triển.
-
Ngay từ năm 2008, được sự thống nhất của Ban lãnh đạo Công ty may Sông Tiền, Trung tâm TKNL Tiền Giang đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển TKNL – ENERTEAM tiến hành kiểm toán năng lượng tại trụ sở chính của công ty. Tổng hợp kết quả kiểm toán cho thấy, tiềm năng TKNL tại đơn vị rất khả quan, tất cả các giải pháp đưa ra đều có vốn đầu tư thấp, dễ dàng thực hiện áp dụng trong thực tế.