-
Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương là vấn đề thiếu điện và giải pháp. Chiều 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với nhiều năm gắn bó với ngành điện, từ cán bộ kỹ thuật (kỹ sư điện) đến quản lý (TGĐ Tổng Công ty Điện lực VN) đã đăng đàn trả lời chất vấn và làm rõ những điểm yếu của ngành điện cũng như giải pháp của Chính phủ.
-
Trưa 18/11, tại công trường thủy điện Sơn La, tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức khởi động chạy không tải. Đây là bước quan trọng quyết định phát điện thành công tổ máy số 1 vào cuối tháng 11 này, sớm trước 1 tháng so với tiến độ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trước 2 năm so với tiến độ Quốc hội đề ra.
-
Ngày 29 Tháng 10 năm 2010, tại tp Hồ Chí Minh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Intel, Ông Paul Otellini và Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã cắt băng chính thức khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới sản xuất của Intel tại Việt Nam.
-
Sau nhiều năm nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2009, Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ chứng nhận đã hoàn thành thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo QĐ 64 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án “Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng giai đoạn 2010- 2015”. Bộ Công Thương đã công bố dán nhãn năng lượng cho nhiều sản phẩm tiêu thụ năng lượng song xung quanh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cả từ phía doanh nghiệp (DN) và người dân.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Từ 23/6 đến 27/7/2010, Văn phòng TKNL, Sở Công Thương, TT Tiết kiệm năng lượng và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức các lớp tập huấn TKNL cho các hộ gia đình trên địa bàn 10 quận nội thành. Đây là thông tin được lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội công bố sáng 16/6/2010. Đợt tập huấn lần này bước triển khai cụ thể ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải về viêc xây dựng chương trình truyên truyền TKNL đến từng địa phương, từng phường, xã, phố. Trước đó, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức cuộc vận động thí điểm “Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010”.
-
Ngày 31 - 5, UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép UBND thành phố thực hiện thí điểm Dự án đầu tư phương tiện giao thông sạch (xe điện) phục vụ khách du lịch thăm quan khu vực khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
-
Chiều ngày 7/11, thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đọc Tờ trình dự án Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ trước Quốc hội. Đây là dự thảo Luật đã được xây dựng công phu qua nhiều lần lấy ý kiến của các bộ ngành, cơ quan liên quan. Dự thảo Luật này Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo. Tiếp đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cũng đã đọc Báo cáo thẩm tra dự Luật này.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý điều chuyển 6,9 tỷ đồng vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc dự toán ngân sách năm 2008 của Bộ Công thương sang Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) để thực hiện dự án Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho sản phẩm điều hòa không khí và tủ lạnh.
-
Ngày 31-7-2008, Văn phòng chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp bổ sung Dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật TKNL) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ năm 2009, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 8-2008. Bản tin Tiết kiệm năng lượng (TKNL) có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh Văn phòng TKNL, Tổ trưởng tổ biên tập Luật TKNL về tác động của Luật này đến đời sống xã hội.
-
Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Công văn số 6431/BCT-KHCN ngày 25 tháng 7 năm 2008 về Dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngày 31/7, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
-
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Cục Điều tiết Điện lực, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam... để kiểm tra điển hình tại một số địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng
-
Theo Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN đưa tổn thất xuống còn 9% vào năm 2010. Mặc dù thời gian qua, EVN đã có không ít kinh nghiệm trong việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất, đặc biệt từ đầu năm đến nay các đơn vị trong toàn ngành cũng đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, kỹ thuật, kinh doanh… nhằm đưa mức tổn thất xuống thấp nhất; song trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại ở các khâu, trong đó phải kể đến việc sử dụng điện chưa hợp lý của các phụ tải động lực.
-
“Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường” là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 7 tháng 9, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp báo về hoạt động truyền thông tiết kiệm năng lượng.
-
Mục tiêu của chương trình tiết kiệm giai đoạn 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ có nêu… xây dựng ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả”. Đây không chỉ là sử dụng điện hợp lý đúng nhu cầu cần thiết, loại bỏ việc dùng điện lãng phí mà còn có ý nghĩa giảm bớt hoặc không sử dụng nguồn điện lưới vào các giờ cao điểm, đặc biệt là cao điểm tối (lúc nhu cầu điện tăng vọt gây quá tải, cắt điện, sự cố, tổn thất điện tăng cao, chất lượng điện không đảm bảo) và tận dụng sử dụng điện vào các giờ thấp điểm đặc biệt là thấp điểm đêm (22h-6h) lúc nhu cầu điện giảm thấp, lưới điện non tải (thừa điện) chất lượng điện đảm bảo.