-
Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Công ty tổ chức sự kiện Synergy tổ chức Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần thứ 2.
-
Theo các nhà khoa học ước tính, công suất năng lượng mà mặt trời chiến xuống trái đất là vào khoảng 174 triệu tỷ (174x1015) watt, nhưng trái đất chỉ hấp thụ được một nửa. Nguồn dự trữ năng lượng mặt trời (có thể chuyển thành năng lượng hữu dụng) được ước tính tương đương với công suất khoảng 86 triệu tỷ watt. Đấy là một con số khổng lồ nếu so với công suất của nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ khoảng 1 tỷ watt.
-
Cùng với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) , các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có thể sử dụng hạt lúa mạch để sản xuất ethanol, các sản phẩm phụ của nó như rơm, vỏ và bã rượu khô (DDGS) có thể sử dụng để sản xuất dầu giàu năng lượng, hay còn gọi là dầu sinh học. Dầu sinh học sau đó được sử dụng làm nhiên liệu cho giao thông vận tỉa, hoạc sản xuất nhiệt năng, điện năng cần thiết cho quá trình biến đổi hạt thành ethanol.
-
Chúng ta biết rằng các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra điện năng từ quá trình quang hợp của thực vật. Trong một nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Tel Aviv, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được một loại động vật – loài ong bắp cày Orential, cũng có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và biến đổi thành điện năng nhờ phần sọc nâu, vàng trên cơ thể chúng.
-
Nguồn tin của Công ty Meteo Systems, Thụy Sĩ cho biết trên cơ sở áp dụng phát minh của Liên Xô(cũ). Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tạo được mưa trên sa mạc theo đơn đặt hàng của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất(UAE).
-
Các thành tựu khoa học công nghệ có thể trở thành gánh nặng cho hành tinh chúng ta bởi càng nhiều sản phẩm được sản xuất cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khí nhà kính, rác thải vào môi trường, làm thay đổi các hệ sinh thái. Hiểu được vấn nạn này, ngày càng nhiều các nhà sản xuất chú trọng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần thay đổi thói quen và nhận thức của mọi người, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ trái đất.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo thành công hợp kim mới tương tự kim loại hiếm palladium - kim loại hiếm nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hợp kim mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Hiroshi Kitagawa của trường Đại học Kyoto sản xuất bằng công nghệ nano, và có các đặc tính tương tự như các đặc tính của palladium - một kim loại hiếm nằm giữa rhodium và bạc trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Tân Hoa Xã ngày 3/1 đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được đột phá trong công nghệ tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng, qua đó mở ra triển vọng giúp giải quyết những khó khăn về nguồn cung urani mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
-
Từ tảo và các mảnh gỗ tới cỏ và những chất thải rắn, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại nguyên liệu thô có thể mang đến một thế hệ nhiên liệu tái tạo mới, đủ dồi dào để chiếm phần đáng kể trên thị trường năng lượng. Trang Discovery đưa tin, công ty chuyên doanh thịt lớn nhất thế giới đã tìm được câu trả lời cho bài toán nhiên liệu tái tạo ngay trong chính các cơ sở của họ: mỡ động vật.
-
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu.
-
Theo tin tức từ tờ CTK, Bộ trưởng công thương và công nghiệp Czech Martin Kocourek và đối tác phía Mỹ, ông Gary Locke vừa kí tuyên bố hợp tác song phương về năng lượng nguyên tử trong lĩnh vực khoa học và thương mại tạiWashington. Mối quan tâm của cả hai nước với sự hợp tác lần này khá dễ hiểu. Cộng hòa Czech đang chuẩn bị cho gói thầu dự án hoàn thành nhà máy năng lượng nguyên tử Temelin, gần biên giới Bỉ trị giá vài trăm tỉ crown.
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Các nhà khoa học của Mỹ và Thụy Sĩ đã chế tạo thành công một thiết bị có khả năng chuyển năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu dạng lỏng để có thể lưu trữ qua đêm, sử dụng được vào nhiều mục đích cũng như dễ dàng vận chuyển đến nhiều nơi khác. Thiết bị này có một cái khung tròn làm từ thạch anh và bên dưới khung đó là một ống xy-lanh được phủ chất Xeri-Oxit (Cerium).
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khác nhiệt (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã chế tạo thành công thiết bị chiếu sáng nuôi tôm bằng năng lượng mặt trời. Việc sử dụng thiết bị nói trên thích hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều kênh rạch như đồng bằng sông Cửu Long, tiết kiệm điện. Thiết bị cung cấp đủ ánh sáng cho đầm nuôi tôm trong khoảng thời gian hơn 24 giờ (tùy theo công suất của bình ắc-quy và diện tích tấm tế bào quang điện sử dụng).
-
Ngày 23/12, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phối hợp với các đối tác quốc tế vận chuyển an toàn hơn 2,5 tấn vật liệu hạt nhân gồm 8.000 thanh urani được làm giàu ở mức độ cao (HEU), từ Viện Khoa học hạt nhân Vinca ở ngoại ô thủ đô Belgrad của Cộng hòa Serbia đến cơ sở tái chế Mayak của Nga.
-
Sáng nay, 22/12, Đại hội lần thứ I của Hội Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của đồng chí Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch thường trực, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đồng chí Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện của hơn 500 tổ chức, cá nhân đã đăng ký hội viên của Hội trên toàn quốc.
-
Tiền không thể mọc trên cây nhưng năng lượng có thể sản sinh từ cỏ. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã chỉ ra rằng, cỏ có thể trở thành nguồn cung cấp đầy triển vọng cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận thực sự từ chúng, các chủ đất cần tính toán và cân nhắc các yếu tố về chi phí sản xuất.
-
Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Đại học Purdue và công ty General Motors của Mỹ vừa hợp tác phát minh máy phát điện nhiệt năng thực hiện sản xuất điện bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ.
-
Kivu là một trong ba “hồ phun” trên thế giới. Nằm khá gần một núi lửa mang tên Nyurangongo, nó chứa hàng tỷ tấn khí độc trong nước. Theo tính toán của giới khoa học, lượng khí metan trong hồ vào khoảng 65 km3, còn khí lượng khí CO2 lên tới 256 km3. Với lượng khí ấy, hồ Kivu rất xứng đáng với danh hiệu "quả bom hẹn giờ khổng lồ".
-
Ngày 8/12, tại Hà Nội, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc Đại sứ của Hoa Kỳ tại Cơ quan Năng lượng nguyển tử quốc tế (IAEA). Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về việc đàm phán Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123 liên quan đến việc chuyển giao thông tin vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân từ Hoa Kỳ cho nước khác, đảm bảo không phổ biến vũ khí hạt nhân).