-
Nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), hướng tới sự phát triển bền vững, nhiều giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm đã và đang được áp dụng trong các cơ sở sản xuất ở nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Các chính sách và luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã giúp làng nghề Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo; giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, tăng cường sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng; tăng năng suất lao động, giúp giảm thiểu ô nhiễm, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm chi phí.
-
Quy mô sản xuất lớn nhưng lại sử dụng máy móc, thiết bị cũ tiêu hao nhiều năng lượng. Đây là một trong những vấn đề ở nổi cộm ở khu vực làng nghề Bắc Ninh, và đang được Sở Công Thương đặc biệt quan tâm, triển khai nhiều giải pháp, nhằm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.
-
Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế đang được một số làng nghề áp dụng và thành công, thông qua xây dựng cơ chế chính sách, triển khai các chương trình dự án.
-
Ai từng đến Bát Tràng cách đây nhiều năm khi quay trở lại đều ngạc nhiên vì sự thay đổi của môi trường làng nghề này. Và một trong những lý do cho sự thay đổi đó chính là việc áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
-
Với trên 5.000 làng nghề trên phạm vi cả nước cùng 10 triệu người lao động tham gia, nhiều mô hình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề nông thôn đang cho hiệu quả cao, giúp tiết kiệm nhiều tỷ đồng tiền điện và giảm áp lực cung ứng điện, giảm gánh nặng đầu tư cho ngành Điện.
-
Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.
-
Tiến hành điều tra 516 hộ làm bún của làng nghề, trung bình mỗi hộ dùng 2,2 động cơ điện, công suất bình quân 3,7kW/hộ. Ngoài ra, vào các giờ cao điểm, các hộ sử dụng công tơ điện 3 pha để tăng phụ tải điện,
-
Việc chuyển đổi thành công mô hình sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, hạn chế tác động tới môi trường đã giúp Bát Tràng vững tin bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế và du lịch tại địa phương.
-
Nằm ngay giữa vựa lúa ĐBSCL - Thị xã Xa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, với diện tích nhà xưởng sản xuất rộng 33.000m2, công ty
Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất trên 100 sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Bên cạnh việc phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống như sản xuất thép; sản xuất giấy; sản xuất gạch thủ công..., vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất tại các làng nghề cũng đang được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh giải quyết triệt để.
-
Phú Thọ hiện có 29 làng nghề ở 11 huyện, thành phố, thị xã được UBND tỉnh công nhận với các nhóm ngành nghề như: chế biến chè, đan lát mây tre, chế biến nông sản, thực phẩm, mộc, làm nón, dệt thổ cẩm...
-
Là một trong những nhà máy quy mô lớn nhất khu vực làng nghề Châu Khê, Đình Bảng, Bắc Ninh, mỗi năm nhà máy thép Xanh Hà cung cấp cho thị trường khoảng 3,5 nghìn tấn phôi và 10 nghìn tấn thép các loại. Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên doanh nghiệp tiêu thụ hết hơn 4 nghìn MWh và trên 900 tấn than chiếm trên 50% chi phí sản xuất. Tiến hành kiểm toán năng lượng, tìm biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là cách mà ban lãnh đạo nhà máy lựa chọn nhằm đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.
-
Việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thành công mô hình xử lý khí thải lò tái chế kim loại màu tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 5/2010 cho thấy hiệu quả tích cực, giải quyết bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Có thể nói, lò nung gốm bằng gas tiết kiệm năng lượng chính là phao cứu sinh cho làng nghề Bát Tràng. Với công nghệ mới này Bát Tràng giờ đây không chỉ có sức cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng, mẫu mã nơi đây còn có thể phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch làng nghề vốn đã là thế mạnh từ lâu