-
Theo Hội Hóa học Hoa Kỳ, ước tính có ít nhất khoảng 4 tỷ tấn urani trong nước biển và nước biển có thể góp phần tăng sản lượng năng lượng hạt nhân. Đây là ý tưởng được trình bày tại Hội nghị và triển lãm quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 244 ở Philadelphia.
-
Các nguồn năng lượng tái tạo khác tăng trưởng rất nhanh, tới 15% trong năm 2010. Từ 2005 tới 2010, năng lượng gió tăng 25% và năng lượng pin mặt trời tăng hơn 50% một năm.
-
Ngày 16/2 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Nhóm đối tác khoa học Anh quốc-Đông Nam Á và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hợp tác về năng lượng hạt nhân giữa Việt Nam và Vương quốc Anh".
-
Tập đoàn Đường sắt quốc gia Đức - Deutsche Bahn cho biết sẽ tăng thị phần của năng lượng tái tạo vào lượng điện cung cấp cho xe lửa của tập đoàn từ 20% hiện nay lên 28% vào năm 2014 và thay thế hoàn toàn bằng năng lượng sạch vào năm 2050.
-
Các dự án nghiên cứu này đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp hạt nhân trong nước và duy trì vai trò chủ đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
-
Đạo luật năng lượng mới tập trung vào hai nội dung chính: một là thỏa thuận loại bỏ năng lượng hạt nhân nhưng với khung thời gian chậm hơn trước bằng cách kéo dài “tuổi thọ” của 17 nhà máy điện hạt nhân của Đức từ 8 – 12 năm; hai là thỏa thuận thực hiện một loạt mục tiêu chính sách về khí hậu và năng lượng ngắn và dài hạn,
-
Thành phố Tokyo đã một lần nữa quyết định kết hợp triển khai công nghệ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo trong báo cáo mới nhất mang tên: “ Tokyo: Đề án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo”.
-
Nếu ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc nguồn nhiên liệu hóa thạch và hậu quả là tăng lượng khí thải độc hại gây ra các hậu quả về môi trường, dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc phát triển năng lượng hạt nhân hiện là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
-
Đức đang bù đắp cho việc ngừng sử dụng ¾ công suất năng lượng hạt nhân của mình bằng việc đốt than, sử dụng năng lượng mặt trời và nhập khẩu thêm năng lượng nguyên tử từ Pháp. Thêm một nhà máy hạt nhân bị đóng cửa vào cuối tuần đồng nghĩa việc ngừng sử dụng 16 GW công suất điện hạt nhân vào Thứ 2, gần một nửa trong số đó bị đóng cửa dưới áp lực của chính phủ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3.
-
Sau thảm họa tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản), thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tin rằng năng lượng hạt nhân sẽ không bao giờ lại có thể trở thành sự lựa chọn bền vững cho đất nước của bà. Hiện nay, bà Merkel đang dấn thân vào một kế hoạch tham vọng nhất thế giới, đó là cung cấp năng lượng cho một nền kinh tế công nghiệp hoàn toàn dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo.
-
Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima Chính phủ Nhật Bản quyết định ngừng mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong tương lai Nhật sẽ tập trung vào những nguồn tái sinh như gió, Mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, và tiết kiệm năng lượng.
-
Các chuyên gia về năng lượng đều thừa nhận rằng, năng lượng mặt trời sẽ là một giải pháp thay thế bền vững đối với châu Phi khi phải chịu sức ép lớn từ giá dầu thô tăng cao và nhu cầu tiêu dùng năng lượng ngày một lớn."Năng lượng mặt trời rất lý tưởng. Đó là một nguồn năng lượng không bị cạn kiệt và không nguy hiểm như năng lượng hạt nhân. Nó có sức mạnh giống như năng lượng hạt nhân và yêu cầu phải bảo dưỡng ít hơn so với các nguồn năng lượng khác."- Richard Eret, một nhà đầu tư người Pháp,
-
Với sự hỗ trợ của hãng sản xuất lò phản ứng Areva, hãng sản xuất năng lượng hạt nhân EDF và cơ quan nguyên tử Pháp CE, hãng sản xuất tàu ngầm DCNS nằm dưới sự quản lí của nhà nước sẽ tiến hành nghiên cứu tính khả thi trong vòng 2 năm, nhằm xác định khả năng gây ô nhiễm và tính an toàn.
-
Trong Hội nghị khung của Liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan), các nhà hoạt động vì môi trường, viện dẫn thảm họa hạt nhân tại Fukushima , đã kêu gọi các nước phát triển năng lượng tái tạo, nhờ đó thế giới sẽ không phải lựa chọn giữa mối nguy hiểm của năng lượng hạt nhân và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Trong một vài tuần nay, đất nước Nam Mỹ này đã nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngày 18 tháng 2 vừa qua, ông Jaime Salas đã được bổ nhiệm là giám đốc Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Chile (Comisión Chilena de Energía Nuclear, CCHEN), chỉ 1 tuần sau chuyến thăm chính thức của ông cùng Bộ trưởng bộ năng lượng - khai khoáng Chile tới Pháp và Bỉ, thăm quan nhà máy điện hạt nhân Tihange.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Lò hơi phản ứng hạt nhân số 1 do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn vừa vượt qua kì thử nghiệm một cách thành công. Sự kiện này xảy ra chỉ một tháng sau thành công đầu tiên tại nhà máy năng lượng hạt nhân Hongheyan, nâng cao khả năng của Trung Quốc trong việc sản xuất trang thiết bị điện hạt nhân nội địa thế hệ thứ hai, công suất hàng triệu kilowatt.
-
Cuối thập kỉ này, nhà máy hạt nhân của Ai Cập sẽ đi vào hoạt động. Bộ trưởng Điện lực nước này nói rằng họ đã lên kế hoạch sẵn sàng để sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân, góp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ai Cập tới năm 2019. Hãng tin MENA đã trích dẫn lời bộ trưởng Điện lực Hassan Younis rằng Ấn Độ cũng sẽ xây dựng ba nhà máy nguyên tử tới năm 2025.
-
Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal ngày 6 tháng 12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã kí kết thỏa thuận khung, cho phép Areva – doanh nghiệp nhà nước Pháp bán các lò phản ứng hạt nhân cho bang Maharashtra của Ấn Độ, nhằm hoàn thành mục tiêu năng lượng hạt nhân trong 25 năm.
-
Sau cuộc họp Tổ công tác về Năng lượng hạt nhân và An ninh hạt nhân của Ủy ban hợp tác song phương của Tổng thống Nga-Mỹ tại Moscow vào ngày 7/12, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Tập đoàn nhà nước về năng lượng hạt nhân của Nga Rosatom và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE). Bước đầu, hai tổ chức này sẽ xem xét khả năng chuyển đổi từ HEU sang LEU của 6 lò phản ứng nghiên cứu Nga.