Monday, 18/11/2024 | 11:21 GMT+7
Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima Chính phủ Nhật Bản quyết định ngừng mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong tương lai Nhật sẽ tập trung vào những nguồn tái sinh như gió, Mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, và tiết kiệm năng lượng.
Năng lượng Mặt trời
Về khía cạnh kỹ thuật, năng lượng Mặt trời khởi phát khá nhanh và sớm hồi thập
kỷ 1980, nhưng sau đó tụt lại so với châu Âu. Nhật hiện nay đã lắp đặt hệ thống
thu năng lượng Mặt trời có công suất lớn thứ 3 trên thế giới, tạo ra lượng điện
năng nhiều hơn một chút so với năng lượng địa nhiệt, nhưng chỉ đứng thứ 5 trên
thế giới theo tiêu chí công suất lắp đặt tính trên đầu người. Vào năm 2008, theo
Reuters, Nhật sản xuất được 1,92 triệu kilowatt điện Mặt trời, trong đó 80% là
từ các hộ gia đình.
Tuy nhiên, trong các nguồn năng lượng tái sinh ngoài hạt nhân và thủy điện,
năng lượng Mặt trời được tập trung chú ý nhiều nhất từ Chính phủ Nhật. Tuy
Chính phủ giảm lưu tâm tới nguồn năng lượng này vào 2006, việc trợ cấp cho các
hộ gia đình lắp đặt bảng thu điện Mặt trời được tái tiếp tục kể từ năm 2009, nhằm
đạt mục tiêu đề ra là vào năm 2030 sản lượng điện Mặt trời sẽ gấp 40 lần so với
2005. Kết quả là, vào năm 2010, doanh thu bán các bảng điện Mặt trời lên cao kỷ
lục. Chính phủ cũng bảo đảm mức giá mua điện ưu đãi cho các hộ gia đình và doanh
nghiệp bán điện vào lưới.
Trong khi đó, các công ty Nhật bao gồm Mitsubishi và Toshiba cũng mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghệ điện Mặt trời để phục vụ nhu cầu gia tăng của thế giới đối với năng lượng tái sinh. Theo Tổ chức Năng lượng Quang điện Nhật, xuất khẩu bảng điện Mặt trời sang Mỹ tăng 21% vào 2009, trong khi doanh thu xuất khẩu sang châu Âu giảm 4,3%.
Điện gió
Việc lắp đặt điện gió ở Nhật tăng đột biến trong giai đoạn từ 2000 tới 2010, từ
139 MW lên 2.304 MW, nhưng sau đó đà tăng suy giảm. Tuy Bộ trưởng Môi trường của
Nhật hôm 10/5 nói rằng bờ biển Thái Bình Dương phía Đông Bắc của Nhật phù hợp
cho lắp đặt các trạm điện gió, thậm chí có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn tổng
sản lượng các nhà máy hạt nhân hiện hành, nhưng thời tiết khắc nghiệt, những hạn
chế của lưới điện, và suy giảm kinh tế là những yếu tố gây trì hoãn phát triển
ngành này.
Hạ tầng lưới điện tiếp tục là thách thức cho việc phát triển
điện gió của Nhật. Các vùng dẫn đầu về phát triển điện gió ở Nhật là Tohoku và
Hokkaido ở phía Bắc đất nước và Kyushu ở phía Nam. Như vậy, nhu cầu điện lớn nhất
tập trung ở khu vực trung tâm của Nhật, trong khi các địa điểm tiềm năng nhất
cho điện gió nằm ở những khu vực cách ly, nơi công suất của lưới là tương đối
nhỏ. Giới hạn truyền tải của lưới, và sự độc quyền trên lưới điện của các công
ty điện địa phương, những đối tượng viện nhiều lý do khác nhau để không chịu đầu
tư tăng công suất, đã làm trì hoãn sự phát triển thị trường năng lượng gió.
Địa nhiệt
Nhật có tiềm năng địa nhiệt đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Indonesia. Nhưng
trên phương diện làm chủ nguồn nhiệt này để chuyển hóa thành năng lượng, Nhật
chỉ đứng thứ 8, sau những quốc gia có quy mô dân số nhỏ hơn nhiều, như Iceland
và New Zealand. Ngày nay, Nhật chỉ sản xuất khoảng 0,1% sản lượng điện là từ địa
nhiệt, từ 19 nhà máy năng lượng địa nhiệt, trong đó nhiều nhà máy tập trung ở vùng
Tohoku nơi có nhà máy hạt nhân Fukushima.
Tuy Nhật chưa phát huy hết tiềm năng địa nhiệt trong nước, các tập đoàn như
Mitsubishi, Toshiba và Fuji Electric đều là các nhà sản xuất lớn trên thế giới
trong lĩnh vực sản xuất thiết bị địa nhiệt. Tổng cộng họ cung cấp khoảng 70% tuốc
bin hơi nước và các thiết bị khác sử dụng trong ngành công nghiệp địa nhiệt.
Các công ty này sẽ được lợi lớn nếu địa nhiệt phát triển mạnh trong nước.
Thúy Hằng