Sunday, 17/11/2024 | 05:36 GMT+7

Ấn Độ và Pháp hợp tác phát triển nhiên liệu và lò phản ứng hạt nhân

27/12/2010

Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal ngày 6 tháng 12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã kí kết thỏa thuận khung, cho phép Areva – doanh nghiệp nhà nước Pháp bán các lò phản ứng hạt nhân cho bang Maharashtra của Ấn Độ, nhằm hoàn thành mục tiêu năng lượng hạt nhân trong 25 năm.

Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal ngày 6 tháng 12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã kí kết thỏa thuận khung, cho phép Areva – doanh nghiệp nhà nước Pháp bán các lò phản ứng hạt nhân cho bang Maharashtra của Ấn Độ, nhằm hoàn thành mục tiêu năng lượng hạt nhân trong 25 năm.

 

Các nhà sản xuất linh kiện lò phản ứng hạt nhân như Areva đang bước vào thời kì mang tính then chốt, khi cục diện sản xuất năng lượng hạt nhân toàn cầu mới đang dần được hình thành. Các quốc gia cam kết xây dựng các khu vực hạt nhân thế hệ kế tiếp như Ấn Độ sẽ phải phụ thuộc vào các nhà sản xuất này để cung cấp những sản phẩn chất lượng cao, giữ môi trường sản xuất năng lượng an toàn, tin tưởng và bền vững.

 

Ông shelley Carr, nhà xuất bản của hãng nghiên cứu thị trường SBI Energy cho biết: “Tình trạng khan hiếm nhiên liệu hóa thạch tại Ấn Độ đã thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào công nghệ hạt nhân một cách nghiêm túc. Chính phủ Ấn Độ đã ủng hộ việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ nội địa”.


 India- France.jpg


Các quốc gia khác như Mỹ đang cạnh tranh quyết liệt cho cơ hội sinh lợi từ sự đóng góp của Ấn Độ vào sự phát triển điện nguyên tử như một nguồn nhiên liệu sạch hơn thay thế cho năng lượng than đá. Theo nghiên cứu “Công nghệ năng lượng hạt nhân toàn cầu: thành phần và sản xuất” của SBI Energy, Ấn Độ hiện có 6 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và 10 công trình đang trong giai đoạn lên kế hoạch cho thập niên tới. 6 trong số 10 công trình này sẽ nhận được một phần hỗ trợ từ Pháp theo thỏa thuận vừa kí. Theo ước tính của báo chí địa phương, hai lò phản ứng đầu tiên của Pháp có giá trị 9.4 tỉ đôla. Nghiên cứu của SBI Energy dự đoán tổng công suất năng lượng hạt nhân lắp đặt ở Ấn Độ sẽ làm tăng mức sản lượng nội địa của các lò phản ứng hạt nhân và tổng tỉ lệ phát triển thường niên là 13% năm 2013, đạt mức 39.4MWh.

 

Bản báo cáo “Công nghệ năng lượng hạt nhân toàn cầu: thành phần và sản xuất” đã đề cập tới một vài thành phần trong nền công nghiệp công nghệ năng lượng hạt nhân toàn thế giới, bao gồm cả tổng giá trị thị trường của hoạt động sản xuất công nghệ năng lượng hạt nhân. Bảo báo cáo cũng nghiên cứu hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu cũng như xu hướng kinh tế và thị trường có thể ảnh hưởng đến nền công nghiệp công nghệ hạt nhân.

 

Lê My (Theo coalgeology.com)