-
Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 Công ty CP Dệt may Nha Trang đã thực hiện triển khai các nhiệm vụ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 giải pháp TKNL mang lại hiệu quả lớn thực hiện năm 2008 và 2009 là đề án đầu tư thay thế quạt cấp buồng điều không tại Nhà máy sợi 1 và Sợi 2 và đề án cải tạo kết cấu điều không tăng cường lấy gió trời cho các gian máy thuộc nhà máy sợi 1 và sợi 2.
-
Từ nguồn nhiệt dư thừa trong quá trình luyện than coke, Công ty CP năng lượng Hòa Phát không những không phải mua điện mà còn thu về mỗi tháng gần 8 tỉ đồng tiền bán điện cho công ty thành viên trong cùng tập đoàn. Không chỉ ứng dụng trong nhà máy luyện coke, theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn này đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ tận thu nhiệt phát điện trong nhà máy xi măng.
-
Kết quả dự án TKNL trong chiếu sáng triển khai thí điểm tại 2 khu công nghiệp là Tân Tạo và Tân Bình, sau hơn 1 năm thay thế các bóng đèn công suất 250W bằng loại 150W, hai khu công nghiệp này đã tiết kiệm được gần 96.000 kWh điện, tương đương 105 triệu đồng.Năm 2010, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn Nhà máy thuốc lá Khánh Hội đã tiết kiệm được hơn 300 nghìn kWh điện, tương đương hơn 300 triệu đồng nhờ áp dụng mô hình quản lý năng lượng.
-
Ngân hàng thế giới đang dự định điều chỉnh các quy định của mình hạn chế khoản vay dành cho nhà máy điện đốt than. Theo đó chỉ có nhóm nước nghèo nhất mới được xem xét nhận các khoản hỗ trợ hay khoản vay để xây dựng nhà máy điện đốt than. Các nước này chỉ được vay nếu phải chứng minh được việc xây dựng đó là cần thiết và các phương án thay thế, ví dụ như năng lượng tái tạo là không khả thi.
-
Với sự hỗ trợ của hãng sản xuất lò phản ứng Areva, hãng sản xuất năng lượng hạt nhân EDF và cơ quan nguyên tử Pháp CE, hãng sản xuất tàu ngầm DCNS nằm dưới sự quản lí của nhà nước sẽ tiến hành nghiên cứu tính khả thi trong vòng 2 năm, nhằm xác định khả năng gây ô nhiễm và tính an toàn.
-
Trong một vài tuần nay, đất nước Nam Mỹ này đã nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngày 18 tháng 2 vừa qua, ông Jaime Salas đã được bổ nhiệm là giám đốc Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Chile (Comisión Chilena de Energía Nuclear, CCHEN), chỉ 1 tuần sau chuyến thăm chính thức của ông cùng Bộ trưởng bộ năng lượng - khai khoáng Chile tới Pháp và Bỉ, thăm quan nhà máy điện hạt nhân Tihange.
-
Theo hiệp hội Mía Đường Việt Nam, điện sản xuất từ bã mía là nguồn năng lượng tái tạo nhiều tiềm năng. Nguồn bã mía có trong mùa khô, sử dụng để phát điện vào mùa này sẽ đáp ứng đáng kể cho nhu cầu điện trong mùa này, giảm áp lực cho các nhà máy thủy điện đang thiếu nước. Nhà máy điện bã mía an toàn, tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch, nằm gần nông thôn nên thuận tiện cấp điện cho khu vực này. Với công nghệ hiện đại, từ mỗi tấn mía cây có thể sản xuất được 100 kWh điện.
-
Ngoài thành lập Ban quản lý năng lượng, nhóm kiểm toán còn khảo sát, phân tích và nhận dạng thêm 8 cơ hội tiết kiệm năng lượng cho trang thiết bị trong quá trình vận hành. Thực hiện tất cả các giải pháp doanh nghiệp cần đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm. Song song với mức tiết kiệm 2,7 tỷ đồng mỗi năm doanh nghiệp còn có thể giảm phát thải 3,7 nghìn tấn CO2 ra môi trường.
-
Công ty Cổ phần Đồng Xanh đã tổ chức khánh thành Nhà máy Ethanol Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Nhà máy có công suất 100.000 tấn/năm, tương đương 125 triệu lít. Sản phẩm phụ là CO2 lỏng: 20.000 tấn/năm và phân vi sinh: 40.000 tấn/năm.
-
Để tháo gỡ khó khăn về áp lực tăng giá đầu vào, Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, Vicem khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện tại nhà máy ximăng Hoàng Thạch và Tam Điệp.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Sau 3 thập kỷ không xây mới lò phản ứng hạt nhân nào, Tập đoàn Ga. Southern và các đối tác đã khởi công xây dựng những lò phản ứng đầu tiên thế hệ mới, mẫu AP1000 tại nhà máy điện Vogtle. Đây là 2 công trình đầu tiên trong 14 lò AP1000 và tổng số 20 lò phản ứng mới có thể sẽ được xây dựng ở Hoa Kỳ trong 15 năm tới đây.
-
Với những ưu điểm về công nghệ và chiến lược triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời quy mô lớn theo phương thức chìa khóa trao tay, NovaSolar mang lại giải pháp toàn diện, độ tin cậy cao nhằm giải quyết vấn đề thiếu điện tại các khu vực, quốc gia trên thế giới đặc biệt ở những nơi có bức xạ mặt trời cao và chưa có lưới điện quốc gia.
-
Chín phủ Hà Lan đã thông qua hai dự luật nhằm xây dựng khung pháp lý cho công nghiệp điện hạt nhân và tiến tới xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước này. Hai dự luật này đã tạo ra nền tảng cho hoạt động giám sát quy trình đầu tư của Trung tâm Nguyên tử Quốc gia (PAA), đồng thời là công cụ để PGE (công ty sản xuất điện thuộc sự quản lí của nhà nước và có quy mô lớn nhất của Phần Lan ) có thể lựa chọn nhà cung ứng công nghệ.
-
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vừa tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời” của Công ty cổ phần năng lượng ECO.Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ Đức với tổng số vốn đầu tư là 275 tỷ đồng trên diện tích đất 1,1ha tại Khu công nghiệp Hòa Lạc, Hà Nội.
-
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Havard cho thấy khoản chi phí tiết kiệm trong quá trình vận hành không thể bù đắp được những tổn thất nhà máy nhiệt điện vô tình gây ra cho cộng đồng dân cư Mỹ, chừng 345 tỷ dolla.
-
Năm nay, Geoplasma dự định xây dựng một nhà máy với chi phí 120 triệu USD ở California (Mỹ). Rác thải từ các hộ gia đình địa phương cung cấp cho nhà máy sẽ tạo ra lượng syngas đủ để sản xuất điện phục vụ hơn 20.000 gia đình.
-
Cho tới năm ngoái, ngành năng lượng gió dường như đã tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới Vestas, buộc phải cắt giảm 3000 nhân công trong các nhà máy ở châu Âu. Đó phải chăng chỉ là sự điều chỉnh cơ cấu theo mô hình kinh doanh của một nhà sản xuất hay báo hiệu cho mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển toàn cầu của ngành này?
-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).
-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.