-
Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã tổ chức Lễ ra mắt Nhãn Năng lượng - “Ngôi sao năng lượng Việt” và trao Giấy chứng nhận sản phẩm TKNL cho sản phẩm đèn compact của 3 nhà sản xuất Điện Quang, Philips Việt Nam và Rạng Đông. Sau sự kiện đầu tiên năm 2007, dán nhãn TKNL cho nhóm sản phẩm bóng đèn huỳnh quang ống thẳng và ballast điện từ thì sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động TKNL tại Việt Nam.
-
Hãng điện tử NEC Corporation của Nhật Bản đã thông báo lần đầu tiên chế tạo được một loại nhựa làm từ chất thải sinh học là vỏ hạt điều. Loại nhựa này sẽ được dùng trong một loạt thiết bị điện tử vào năm 2014.
-
Tiến sỹ Sasha Keersiteng thuộc Đại học Twente cho biết, hiện tại phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học đa phần áp dụng công nghệ phân giải ở nhiệt độ cao để tạo ra hợp chất từ nguyên liệu sinh học.
-
Chúng ta đang phải đối mặt với sự tăng lên liên tục của dân số thế giới và những nguồn tài nguyên thì đang cạn kiệt dần. Yêu cầu đặt ra là phải sản xuất những chiếc xe không những có lượng khí thải thấp mà còn thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất.
-
Nhà máy cồn nhiên liệu Buôn Hồ sử dụng nguồn nguyên liệu hỗn hợp 80% hạt mít, 15% hạt bắp và 5% hạt bo bo để sản xuất sản phẩm chính là cồn khan (>99,6% ethanol) với công suất thiết kế 66 triệu lít/năm.
-
Trước sức ép cạnh tranh Công ty LD sản xuất thép Việt-Úc đã thay thế lò nung thép công nghệ Đài Loan với mục đích nâng cao năng suất và giảm tiêu hao năng lượng. Nâng cấp phần thu hồi nhiệt, sử dụng máy biến tần và các biện pháp TKNL để hạn chế tối đa chi phí điện năng sử dụng.
-
Chủ tịch Oilfox S.A Jorge Kaloustian đánh giá diesel sinh học chiết xuất từ tảo được coi như một sự lựa chọn hiệu quả để thay thế việc sản xuất từ dầu đậu tương và các loại dầu thực vật khác bởi vì không cần sử dụng đất nông nghiệp và tính năng khử đioxít cácbon thải ra từ các nhà máy công nghiệp.
-
Hãng sản xuất ô tô Suzuki Nhật Bản đang rất nỗ lực với hy vọng việc kinh doanh của họ tại Ấn Độ sẽ tiến triển tốt hơn tại Mỹ. Để thể hiện quyết tâm đó, vào đầu tuần qua, Suzuki đã có buổi họp báo với giới truyền thông Ấn Độ về dòng xe dùng động cơ đốt sạch CNG.
-
Với sự giúp đỡ của Nga, Iran bắt đầu tiếp nhiên nhiệu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình hồi cuối tuần trước. Dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11, điện sản xuất từ nhà máy này sẽ hòa vào lưới điện Iran. Theo kế hoạch, Nga cung cấp 82 tấn nhiên liệu cho nhà máy này và dự kiến sẽ thu hồi lại chất thải để tránh việc sử dụng sai mục đích.
-
Được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu năm 2010 Công ty CP Tiến Thành đã được lựa chọn thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tiềm năng giảm chi phí năng lượng tại đây là khá lớn. Thông qua 11 giải pháp mà nhóm kiểm toán năng lượng thuộc Trung tâm thí nghiệm điện đề xuất, dự tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 1 tỷ đồng/năm với mức đầu tư chỉ khoảng 750 triệu đồng. Như vậy, nếu mạnh dạn đầu tư chỉ sau hơn 7 tháng doanh nghiệp đã có thể thu hồi vốn, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn rõ rệt.
-
Truyền thông vẫn thường xuyên đề cập tới những chiếc ôtô không gây ô nhiễm môi trường dành cho người dân đô thị, tuy nhiên hãy nghĩ đến người nông dân, những chủ thể thực sự hiểu các cỗ máy ngốn xăng là như thế nào.
-
Công ty TNHH cao su kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su, trong đó sản phẩm chính hiện nay là mặt hàng lốp đắp (phục chế). Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và than cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Hệ thống lưu hoá, chiếu sáng, chạy động cơ... và sử dụng lò hơi để cung cấp nước cho các hệ thống sấy lốp nguyên liệu trong dây chuyền đắp lốp.
-
Với việc ứng dụng hàng loạt giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các DN sản xuất sắt thép tại Bắc Ninh, dự kiến mỗi năm các DN này có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ đồng chi phí sản xuất.
-
Đầu tháng 8, xăng sinh học (E5) “made in Vietnam” chính thức bán ra trên thị trường. Ít ai biết hơn 50% sản lượng xăng E5 đó đã được sản xuất từ Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân (Đại Lộc-Quảng Nam). Đây là một bước đi quan trọng cho giải pháp tìm kiếm năng lượng sinh học thay thế của Việt Nam trong thời đại hiện nay…
-
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng paraffin là một chất trung gian tuyệt vời để phát triển vật liệu sử dụng trong các điện cực, một thành phần chính của pin Liti-ion (paraffin là một chất sáp rắn bao gồm các ankan, những hợp chất hữu cơ gồm hydro và cacbon).
-
Sa mạc đầy nắng là nơi lý tưởng cho việc đặt các tấm pin năng lượng để khai thác nguồn năng lượng gần như vô tận từ Mặt Trời. Nhưng cát và bụi bám lên bề mặt của các tấm pin làm giảm hiệu quả sản xuất điện năng của chúng đến 40%. Các biện pháp vệ sinh không khả thi ở nơi hiếm hoi về nước. Giải pháp sau cùng tỏ ra hữu hiệu nhất là dùng các tấm pin năng lượng có khả năng tự 'thổi' bay bụi khi chúng bám đến một lượng nhất định. Đây là công trình nghiên cứu của giáo sư Malay K. Mazumder dựa trên công nghệ được ứng dụng trên sao Hỏa.
-
Nhà máy Beleluane đặt tại tỉnh Maputo đã được khởi công. Nơi đây sẽ sản xuất thiết bị của tấm thu năng lượng mặt trời. Vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy này ước tính vào khoảng 10 triệu USD.
-
Phía bên trái của biểu đồ biểu thị các nguồn năng lượng khác nhau và sản lượng được sản xuất. Từ trái sang phải, các hộp màu hồng hiển thị nơi năng lượng được tiêu thụ (nơi phát điện, khu dân cư, khu thương mại, công nghiệp và giao thông vận tải) trong khi các màu xám cho thấy số lượng năng lượng bị mất mát - thường là mất mát nhiệt.
-
Trong nỗ lực nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng thay thế như sức gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học, Australia đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất điện bằng sức gió (nhà máy phong điện) lớn nhất Nam bán cầu vào năm 2013.
-
Để đạt được mục tiêu tăng cơ cấu sử dụng năng lượng tái tạo đạt 5% vào năm 2015, vấn đề then chốt là có công nghệ tiên tiến, có chi phí hợp lý, có chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích các nhà đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để giảm dần chi phí sản xuất năng lượng tái tạo, về lâu dài có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.Trang thông tin điện tử tietkiemnangluong.com.vn đã cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện năng lượng, Bộ Công Thương.