-
Bằng cách sử dụng một lực nén siêu lớn, các nhà nghiên cứu từ đại học Washinton (WSU) đã tạo ra một vật liệu nhỏ gọn có khả năng lưu trữ rất nhiều năng lượng mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Nhóm nghiên cứu cho biết, tiềm năng của vật liệu là tạo ra một nguồn nhiên liệu mới, thiết bị lưu trữ năng lượng, vật liệu siêu oxi hóa có thể phá hủy các tác nhân hóa sinh học và chất siêu dẫn chịu nhiệt cao.
-
Hiện nay, người dân ngày càng sử dụng bể biogas làm từ vật liệu composite. Ưu điểm của loại bể này là độ bền cao và kín khí tuyệt đối, kiểm tra và xử lý độ kín khí ngay khi lắp đặt, bể không bị nứt, gãy, không bị rò khí trong điều kiện nền móng yếu, lún, nứt, không bị axít ăn mòn. Trọng lượng bể nhẹ, dễ di chuyển bằng ôtô và chuyển bộ, phù hợp với nhiều địa hình vùng nông thôn. Hiệu suất sinh khí cao vì chịu được áp suất lớn và kín khí tuyệt đối.
-
Đây là chiếc máy giặt được thiết kế từ các vật liệu rất đơn giản: Bánh xe đạp, tre nứa, tấm pin mặt trời… do các sinh viên Pháp chế tạo ra.
-
Theo tính toán của các kiến trúc sư, khi dùng vật liệu có hệ số cách nhiệt cao sẽ giúp tòa nhà giảm 20 - 30% chi phí tiền điện bởi không khí lạnh bị “nhốt” kín, điều hòa sẽ giảm công suất và lượng điện năng tiêu thụ sẽ bớt đi đáng kể.
-
Việc ứng dụng từ trường để làm lạnh được thông qua hiệu ứng nhiệt-từ trường (magnetocaloric), theo đó thay đổi từ trường trong vật liệu có thể khiến cho vật liệu đó lạnh hơn.
-
PolyWhey hiện được bình chọn là 1 trong 10 sản phẩm xây dựng xanh ở Mỹ. Không giống như các bề mặt cứng của các loại chất phủ khác, độ cứng của sản phẩm phủ này đã được chứng minh thích hợp với các loại sàn đòi hỏi chất lượng chuyên nghiệp tinh vi
-
Không chỉ là làm chảy nhựa phế thải và ép lại chúng, quá trình của ông Pol tiếp tục làm nóng các túi nhựa hoặc các phế thải nhựa vượt qua điểm tan chảy. Ông giữ vật liệu này trong một thùng gắn xi có khả năng tạo sức ép khiến khối vật liệu ngày càng nóng hơn và trở thành một dạng khí đốt.
-
Các sinh viên trường Đại học Tổng hợp Seoul (Hàn Quốc) đã chế tạo thành công các vật liệu để sẵn sàng cho ra đời hàng loạt những mẫu xe ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời
-
Nhiệt độ mà những tấm phim này đạt được trạng thái siêu dẫn là rất thấp và khó đạt đến ở thời điểm hiện tại – chỉ 30oK (-243oC). Từ trường đã giúp thay đổi tính cách điện của vật liệu theo hướng ít ai nghĩ đến.
-
Kể từ ngày 15/8/2010, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn... đều phải tuân theo Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân do Thủ tướng ban hành tại Quyết định 45/2010/QĐ-TTg.
-
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu xây vào các năm 2010; 2015; 2020 tương ứng khoảng 25; 32; 42 tỉ viên quy tiêu chuẩn. Trong đó, tỷ lệ vật liệu không nung vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 10%, 15-20%, 30-40%.
-
Được sản xuất bởi 2 đối tác là công ty Yodogawa Group và Kinki Knives Industries Corporation, những chiếc xe điện mang tên Meguru, với vật liệu chế tạo chủ yếu từ tre đã được bán ra tại hai thành phố Kyoto và tỉnh Nara, Nhật Bản.
-
Một vật liệu mới làm từ dầu ăn có thể biến mái nhà của bạn thành một dạng tắc kè hoa. Nhưng thay vì thay đổi màu sắc giống như loài sinh vật trên, chất liệu phủ lên mái nhà sẽ biến đổi thành phần quang học của nó nhằm phản xạ tia mặt trời vào những ngày nắng nóng và hấp thụ chúng khi trời trở lạnh.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thành nghiên cứu thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) phục vụ cho những vùng nuôi trồng thủy sản mà hiện nay chủ yếu dùng điện xoay chiều 220V, đòi hỏi dây dẫn điện khá dài, dễ mất an toàn.
-
Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ” do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Văn phòng Nghiên cứu hải quân toàn cầu, Trung tâm Công nghệ quốc tế quân đội Mỹ - Thái Bình Dương, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển không gian vũ trụ châu Á tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học.
-
Một loại pin mới sử dụng vật liệu làm từ tóc người có thể giúp cho điện năng lượng mặt trời trở nên phổ biến hơn trên thế giới. Tác giả của phát minh này là một thanh niên 18 tuổi, người Nepal.
-
Sử dụng 100% vật liệu là đồ tái chế như sườn xe đạp cũ, pin ô tô, gỗ vụn... Max Robson đã sáng chế ra tua-bin phát điện bằng sức gió với chi phí chỉ 20 bảng (615 ngàn đồng).
-
Sử dụng săm xe đạp cũ cải tạo vòi nước thông dụng thành vòi nước tự khoá là ý tưởng của các em Hoàng Hữu Phước và Phan Ái Ngọc, trường THPT Nguyễn Huệ - thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Tính thẩm mỹ tuy không cao nhưng rẻ, tận dụng được phế vật liệu, có tính ứng dụng cao, thích hợp với mọi nơi đang dùng vòi nước cũ mà không cần thay thế, tiết kiệm nước không thua kém các loại vòi tự khoá hiện đại, thời gian sử dụng lâu dài. Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi quốc gia "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" năm 2009.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Liên hiệp IFTECH - Viện Cơ học) đã thiết kế hoàn chỉnh thiết bị chiếu sáng góc học tập của học sinh sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Hệ thống bao gồm: Băng tải vận chuyển vật liệu; thiết bị sấy rung; thiết bị gầu tải và hệ thống bảng điều khiển tự động. Hệ thống tiết kiệm được 30% năng lượng tiêu thụ nhờ việc bố trí một cách hợp lý số lượng tầng sấy. Ngoài ra, nhờ đó mà tiết kiệm được diện tích mặt bằng sản xuất. Hệ thống phù hợp việc sấy các sản phẩm hạt, đảm bảo các tiêu chuẩn công nghiệp.