Sunday, 17/11/2024 | 17:29 GMT+7

Biến chất thải thành kho báu

26/07/2010

Toàn bộ các chất thải thu hồi lại chủ yếu được chia thành các vật liệu tái chế và chất hữu cơ. Sau khi lên men và ủ kỹ, chất hữu cơ sẽ biến thành phân bón cho nông nghiệp, hoặc được sử dụng để sản xuất khí sinh học và trong điện lực. Các vật liệu tái sinh như thủy tinh, nhựa, kim loại và giấy, có thể được tái chế và làm thành các sản phẩm tương tự.

Tại Hội chợ triển lãm thế giới 2010 (World Expo 2010) đang diễn ra tại Thượng Hải, có rất nhiều cách trưng bày thể hiện sự thân thiện với mội trường và sinh thái để biến rác thải thành kho báu.

 

Một số thùng đựng rác được đặt gọn gàng bên cạnh nhà bếp với dấu hiệu phân loại chất thải. Bên cạnh đường, các thùng đựng rác được đặt ngay ngắn với nhiều màu sắc khác nhau và những dấu hiệu phân loại rác. Các dụng cụ xử lý rác sạch cũng được trang bị những thiết bị hiện đại sẽ "nuốt" chất thải khác nhau và "nhả"  khí thải, cung cấp điện, phân bón.

 

Tại triển lãm Malmo- Thụy Điển, du khách có thể nhìn thấy rõ ràng cách phân loại rác trong mỗi gia đình ở thành phố. Thùng rác khác nhau phân loại các chất thải khác nhau gồm: chất thải thực phẩm, chai thủy tinh, giấy và thùng giấy, nhựa và kim loại.

 

Sau khi xử lý và tái chế, chất thải có thể được sử dụng một lần nữa, trong đó chất thải thực phẩm trở thành phân bón và sản xuất khí sinh học; đồ thủy tinh, chai nhựa, giấy báo, và các đồ chứa bằng kim loại sẽ được tái chế.


 Thung rac.jpg


Người guản lý triển lãm Malmo cho biết, trong năm 2009, 77 % vỏ bao bì, giấy báo ở Thụy Điển đã được tái chế. Mục tiêu tiêu của Thụy Điển hướng tới sẽ xử lý khoảng 35% chất thải sinh học.

 

Tại triển lãm Madrid Tây ban nha, công nghệ và quy trình xử lý rác được giới  giới thiệu một cách rõ ràng. Qua đó, các dụng cụ xử lý rác thải được phân chia thành chất thải có thể thu hồi và chất thải không thể thu hồi. Một số các chất thải không thể thu hồi được sử dụng để sản xuất điện, và phần còn lại để sản xuất khí sinh học.

 

Toàn bộ các chất thải thu hồi lại chủ yếu được chia thành các vật liệu tái chế và chất hữu cơ. Sau khi lên men và ủ kỹ, chất hữu cơ sẽ biến thành phân bón cho nông nghiệp, hoặc được sử dụng để sản xuất khí sinh học và trong điện lực. Các vật liệu tái sinh như thủy tinh, nhựa, kim loại và giấy, có thể được tái chế và làm thành các sản phẩm tương tự.

Theo phân loại chất thải một cách khoa học và hiệu quả, mỗi năm Madrid tái chế hơn 120.000 tấn giấy, 53.000 tấn nhựa và kim loại, 38.000 tấn thủy tinh.


Từ rác thải, thành phố này sản xuất 306.000 kwh điện / năm, chiết xuất 70.000 tấn phân bón hữu cơ, và giảm phát thải CO2 là 770.000 tấn/năm. Tại
Madrid, chất thải thực sự là một kho báu.

Kể từ những năm 1990, dân số của Tokyo- Nhật Bản  ngày càng tăng, nhưng  lượng rác thải lại giảm dần từng năm. Trước hết là nhờ vào hàng loạt các điều luật và quy định cụ thể để kiểm soát nguyên nhân của chất thải. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân Nhật Bản thông qua nguyên tắc "3R" đó là: Giảm bớt- tái sử dụng- làm lại, làm giảm số lượng rác đến mức có thể.


Trong vòng 19 năm (1989- 2008), lượng rác thải
Tokyo giảm 38%, từ 5 triệu tấn đã giảm xuống khoảng 3.000.000 tấn. Hiện nay, người dânTokyo trung bình thải ra 1kg rác/người/ngày. Họ nhận được những tài liệu hướng dẫn chỉ bảo cho họ làm thế nào để phân loại rác, những ngày nào trong tuần có thể ném chúng.

Ở những nơi công cộng như công viên, trạm nghỉ đường cao tốc, các thùng đựng rác được sếp thành một hàng dài, thu gom các loại rác tươi, chai nhựa, báo, rác thải dễ cháy và những loại khác. Người dân có thể nhìn thấy các lạo thùng chứa khác nhau để lựa chọn khi bỏ rác.

 

Theo Tân Hoa Xã