-
Vốn đầu tư cho các nhà máy phát điện từ bã mía dao động từ 1.000 – 2.000 USD cho mỗi kW lắp đặt (tuỳ theo mức độ tiên tiến của công nghệ và xuất xứ). Chẳng hạn một nhà máy mía công suất 3.000 tấn/ngày sẽ có tiềm năng lắp đặt nhà máy điện 30MW và cần vốn đầu tư từ 30 – 60 triệu USD.Tiềm năng của nguồn điện từ năng lượng tái tạo bã mía nếu đầu tư áp dụng công nghệ mới tại 40 nhà máy đường sẽ cho ra 1.950MW năm 2010 và 2.400MW vào năm 2020, đáp ứng gần 10% nguồn phát điện cho đất nước.
-
Bếp có ưu điểm không tạo ra khói; có nhiệt độ cao giảm thiểu phát khí thải CO độc hại ra môi trường; an toàn không có nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm được nhiên liệu, giảm được chi phí đun nấu khoảng 100.000-150.000 đồng/tháng, nên thu hồi nhanh vốn chỉ sau gần 1 năm sử dụng.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Theo hợp đồng tín dụng dài hạn vừa được ký giữa hai bên, VietinBank chi nhánh Hà Nội cam kết cho PVEP vay 200 triệu USD trong thời hạn 7 năm nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng - dự án thăm dò khai thác dầu khí 100% vốn Nhà nước.
-
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.600 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu. Dự án thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến gần 37.500 tỷ đồng.
-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong 10 năm vừa qua, thiếu vốn và độ tín nhiệm thấp của nhà đầu tư tư nhân là thực trạng mà ngành năng lượng sạch Châu Á phải gánh chịu. Johanna Klein, viên chức đầu tư mảng thị trường vốn và tài chính của ADB cho biết vai trò của tổ chức này là phát hiện những trở ngại trong việc thu hút vốn và giải quyết bằng nguồn vốn của mình.
-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Công trình thủy điện Sông Tranh 4 khai thác năng lượng dòng chảy trên hạ nguồn sông Tranh. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Quế Lưu, Thăng Phước của huyện Hiệp Đức. Hồ chứa có dung tích 20 triệu m3; công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh. Đập tràn, dâng bằng bê tông có chiều cao lớn nhất là 32m. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
-
Xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội)đã xây dựng thành công mô hình tiết kiệm điện, với hơn 80% số hộ áp dụng biện pháp sử dụng điện hợp lý.Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và hộ gia đình tại vùng ven đô” đã được GEF tài trợ 80% vốn.
-
Ngoài thành lập Ban quản lý năng lượng, nhóm kiểm toán còn khảo sát, phân tích và nhận dạng thêm 8 cơ hội tiết kiệm năng lượng cho trang thiết bị trong quá trình vận hành. Thực hiện tất cả các giải pháp doanh nghiệp cần đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm. Song song với mức tiết kiệm 2,7 tỷ đồng mỗi năm doanh nghiệp còn có thể giảm phát thải 3,7 nghìn tấn CO2 ra môi trường.
-
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vừa tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời” của Công ty cổ phần năng lượng ECO.Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhập khẩu từ Đức với tổng số vốn đầu tư là 275 tỷ đồng trên diện tích đất 1,1ha tại Khu công nghiệp Hòa Lạc, Hà Nội.
-
Có nhiều giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất của ngành công nghiệp dược sẽ giúp tiết kiệm được từ 10 - 20% điện năng. Chi phí đầu tư cho các giải pháp này không quá cao, thời gian hoàn vốn lâu nhất là khoảng 3 năm và trung bình dưới 1 năm...
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Các nhà khoa học ở Australia đã tìm ra một kĩ thuật hoàn toàn mới để tạo ra loại nhựa có lẫn kim loại, thậm chí có được tính chất siêu dẫn.Nhựa vốn dẫn điện rất kém và chúng được dùng để cách điện trong các loại cáp điện. Tuy thế, bằng cách đặt một tấm mỏng kim loại vào trong lớp nhựa rồi trộn nó thành một bề mặt polyme nhờ tia ion, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phương thức đó sẽ cho ra những tấm nhựa dẫn điện vừa rẻ, vừa bền, vừa dẻo dai.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.