-
Trong tập podcast này, chúng tôi sẽ điểm qua những tin tức nổi bật sau đây: Phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng; Thu hồi nhiệt dư phát điện, đáp ứng 40% nhu cầu năng lượng tại Xi măng Sông Lam; Điện lực Quảng Nam thưởng 40 triệu đồng cho các gia đình tiết kiệm điện 2024.
-
Trong tập podcast này, chúng tôi sẽ điểm qua những tin tức nổi bật sau đây: Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông chính sách, hướng dẫn và cổ vũ tiết kiệm điện; Phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024; Xi măng Long Sơn tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ nhờ thu hồi nhiệt dư.
-
Việc lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện giúp nhà máy xi măng Long Sơn sản xuất được 260 triệu kWh điện. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư.
-
Sản xuất xi măng là một trong những lĩnh vực tiêu tốn năng lượng, vì vậy, tìm kiếm giải pháp tiết kiệm năng lượng sản xuất sao cho hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
-
Việc tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các dây chuyền sản xuất để phát điện không chỉ giúp Công ty xi măng Chinfon tiết kiệm 25% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy, mà còn góp phần giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
-
GS.TS. Vũ Thị Thu Hà – Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Công nghệ lọc hóa dầu (Bộ Công Thương) đã chia sẻ về cách thức sử dụng sản phẩm phụ gia ở các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện để đạt mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền tỷ.
-
Năm 2018, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành chính thức đưa vào vận hành trạm phát điện tận dụng nhiệt thừa khí thải với giá trị đầu tư hơn 450 tỷ đồng, quy mô công suất 24,8 MW. Đến nay, nhà máy phát điện tận dụng nhiệt dư đã vận hành ổn định. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được khoảng trên 30% nhu cầu sử dụng điện năng cho toàn bộ nhà máy.
-
Nhờ áp dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng, Công ty TNHH Siam City Cement - Nhà máy Hòn Chông đã tiết kiệm được đáng kể năng lượng tiêu hao qua các năm và vẫn đảm bảo hạn chế tác hại đến môi trường.
-
Giai đoạn 2021-2025, Nghệ An đặt ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng. Các giải pháp tiết kiệm đang được nhiều doanh nghiệp triển khai trong quá trình sản xuất, nhất là lĩnh vực xi măng.
-
Do tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước kéo dài đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng và dự báo việc thiếu hụt này sẽ tiếp diễn đến cuối năm 2023. Tại Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn đã và đang duy trì thực hiện tối đa các giải pháp tiết kiệm điện năng.
-
Là một trong những khách hàng tiêu thụ điện lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Xi măng Long Sơn luôn xác định trách nhiệm của mình trong việc góp phần đảm bảo ổn định cung cấp điện, trong đó, chú trọng công tác phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa để thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải (DR).
-
Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch đang triển khai xây dựng dự án trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải lò nung, dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
-
Công cụ 2050 Calculator4NDCs đã xây dựng kịch bản phát triển ngành xi măng theo 04 cấp độ khác nhau, cho phép người dùng tìm kiếm và lựa chọn các kịch bản, nỗ lực từ thấp đến cao với tầm nhìn dài hạn đến 2030 và 2050 trong việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
-
Theo tính toán của các chuyên gia, áp dụng công nghệ, tận dụng nhiệt khí thải của ngành xi măng có thể giúp các nhà máy tiết kiệm một lượng điện năng tương đối lớn. Đặc biệt nếu đầu tư công nghệ đồng bộ, tiêu tốn ít điện năng, hiệu quả có thể lên tới 50%.
-
Sản xuất xi măng là một trong những lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng, vì vậy việc tìm kiếm giải pháp tiết kiệm năng lượng sản xuất sao cho hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
-
Xi măng Vicem Hạ Long, Quảng Ninh là một trong mười doanh nghiệp tiêu biểu có thành tích trong tiết kiệm điện giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn 27 tỉnh miền được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vinh danh tháng 4 năm 2022.
-
Tính đến hết năm 2021, toàn ngành xi măng có 25 dây chuyền sản xuất lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư (WHR) và 11 dây chuyền đang đầu tư xây dựng. Như vậy tổng cộng mới có 36 dây chuyền trên tổng số 59 dây chuyền phải lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tiết kiệm điện năng giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường luôn được Nhà máy Xi măng INSEE Hòn Chông chú trọng thực hiện.
-
Việc đầu tư các nhà máy phát điện tận dụng nhiệt dư trong quá trình sản xuất không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp các doanh nghiệp xi măng chủ động nguồn điện trong sản xuất, tối ưu hoá thiết bị và đặc biệt hơn là còn giúp giảm áp lực thiếu điện cho ngành điện.
-
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) là một trong những doanh nghiệp ngành xi măng Việt Nam đi đầu về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tối ưu hóa sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng và bảo vệ môi trường.