Saturday, 09/11/2024 | 04:04 GMT+7

Philippin thúc đẩy phát triển điện năng lượng mặt trời

17/10/2012

Các nhà phát triển công nghệ năng lượng mặt trời của Đức và Philippin đang thúc đẩy việc cài đặt rộng khắp các tấm pin mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, cơ sở thương mại và building nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Philippin trong tương lai.

Các nhà phát triển công nghệ năng lượng mặt trời của Đức và Philippin đang thúc đẩy việc cài đặt rộng khắp các tấm pin mặt trời trên mái nhà của các hộ dân, cơ sở thương mại và building nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Philippin trong tương lai.

"Khi bước sang năm 2013, chúng tôi muốn tập trung vào những mái nhà năng lượng mặt trời bởi vì chúng tôi tin rằng điều này sẽ là một sáng kiến **lớn của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trong việc cung cấp các giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi trong lĩnh vực năng lượng," Theresa Cruz-Capellan, một trong những người sáng lập của Hiệp hội điện năng lượng mặt trời Philippin (PSPA) cho hay.

"Có khoảng nửa triệu ngôi nhà được xây mới hàng năm. Nếu chỉ có 10% trong số này có thể được thuyết phục để đặt tấm  trên mái nhà của họ, thì đây sẽ là một sự trợ giúp lớn cho cả các công ty sản xuất và truyền tải điện" .Capellan nói thêm rằng "Điều này cũng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Philippin vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu".

9e50ddeec_philippil.jpg

Thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời này đã được ước tính khoảng 450 triệu USD tương đương với 19 tỷ Peso hàng năm. Điều này được đánh giá dựa trên con số 50.000 hộ gia đình (tương đương 10% của nửa triệu công trình xây dựng mới hàng năm) có thể cài đặt các tấm năng lượng mặt trời với công suất 2 kWp.

"Để sản xuất 1 kilowatt  từ những mái nhà, người ta sẽ cần phải đầu tư khoảng $ 4.500 cho các thiết bị và vật tư lắp đặt. Khoản đầu tư này có thể được thu hồi vốn trong khoảng 7 năm, nhưng các tấm pin mặt trời thường có tuổi thọ ít nhất 30 năm", Capellan tiết lộ.

Bà cho biết các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mặt trời cũng đã đàm phán với các nhà phát triển bất động sản và Ủy ban biến đổi khí hậu để có được kết quả khả thi khi sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà trong các dự án nhà ở sinh thái.

Thomas Chrometzka, người đứng đầu các vấn đề quốc tế của Đức, cho rằng, "Tiềm năng của hệ thống quang điện trên toàn cầu tiếp tục được đánh giá thấp ở một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tại Đức, việc lắp đặt trên sân thượng chiếm khoảng 80% trong tổng công suất điện năng lượng mặt trời 30 GW."

Chrometzka cho biết : "Dự án lắp pin mặt trời trên mái nhà có thể là một giải pháp khả thi cho Philippin với mức độ bức xạ mặt trời cao". Philippin có bức xạ năng lượng mặt trời trung bình 1.900 kW/m2.

Điện sản xuất từ **năng lượng mặt trời, tuy nhiên, vẫn còn cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác, chẳng hạn như thủy điện và năng lượng địa nhiệt, do chi phí sản xuất và lắp đặt pin mặt trời còn cao.

 Lê My (theo Cleantechnica.com)