Nga đang nghĩ tới việc xây dựng một nhà máy điện quang năng khổng lồ, có khả năng thu năng lượng và truyền nó xuống Trái Đất. Đây là ý tưởng của Trung tâm Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Trung ướng, một công ty con của Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos.
Khái niệm về một trạm điện vũ trụ đã được Peter Glasier, người Mỹ, xây dựng vào năm 1968, nhằm đưa điện năng xuống Trái đất thông qua các tấm pin quang năng khổng lồ.
Để tạo ra mức điện năng cần thiết, các tấm pin quang năng cần phải đạt tới diện tích vài km vuông. Năng lượng mặt trời sẽ được chuyển thành điện năng trên các tàu vũ trụ, đưa về lưới điện rồi truyền tới bất cứ đâu trên Trái Đất thông qua hệ thống ăng ten truyền dẫn bằng sóng radio.
Viện nghiên cứu này đã đưa ra ý tưởng rằng sẽ dùng sóng laser thay vì sóng radio khó tập trung vào một điểm hơn và vì thế mà chiếc pin quang năng có thể sẽ chỉ cần nhỏ bẳng 1/10.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra e dè với ý tưởng này.
Viện sĩ Alexander Zheleznyakov cho biết: "Nga nên nghiên cứu vấn đề này. Nếu năng lượng từ không gian rẻ hơn, nó sẽ mang lại lợi ích bởi Trái Đất đang bị thiếu hụt năng lượng. Cần phải nghĩ về tương lai. Chúng ta đang xây dựng nhà máy điện trên Trái Đất, nếu chúng ta có thể xây dụng nhà máy điện ngoài không gian thì không nên bỏ lỡ cơ hội này".
Thành viên danh dự của Viện Nghiên cứu khoa học vũ trụ Nga Andrei Ionin cho rằng dự án này dựa trên suy nghĩ là loài người sẽ cạn kiệt năng lượng trong tương lai. Nếu điều đó xảy ra, nguồn năng lượng duy nhất sẽ chỉ còn là dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, con người có thể phát triển các nguồn năng lượng khác, bao gồm năng lượng nhiệt hạch. Với sự xuất hiện của các nhà máy điện năng như thế này, sẽ không cần phaqri xây dựng các nhà máy điện năng ngoài không gian nữa.
Ông Ionin cảnh báo về mối nguy hiểm của nhà máy quang năng dạng này: "Sẽ rất đắt để đặt một nhà máy điện trong không gan và khai thác nó. Nó cũng có thể gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Chúng tôi không biết những gì có thể xảy ra với Trái Đất nếu một chùm tia laser đi lệch hướng. Có lẽ nó sẽ đốt cháy tầng ôzôn. Nếu điều này xảy ra, hậu quả đắt gấp 1 trăm lần giá điện năng nó tạo ra. sẽ chi phí hơn một trăm lần giá về sức mạnh được tạo ra".
Ngoài Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và châu Âu đều có ý định sẽ xây dựng trạm điện mặt trời ngoài vũ trụ từ năm 2030 - 2040.
Lê My Theo RURV