Friday, 08/11/2024 | 21:52 GMT+7

Công viên năng lượng Mặt trời thứ hai của Cuba vận hành

21/08/2013

Công viên Mặt trời thứ hai của Cuba được xây dựng tại thành phố miền Trung Santa Clara, cách thủ đổ Havana 280 km về phía Đông, được thiết kế với 5.200 tấm pin Mặt trời, có khả năng cung cấp 962 kW/ngày cho 750 hộ gia đình vừa chính thức đi vào vận hành.

Công viên Mặt trời thứ hai của Cuba được xây dựng tại thành phố miền Trung Santa Clara, cách thủ đổ Havana 280 km về phía Đông, được thiết kế với 5.200 tấm pin Mặt trời, có khả năng cung cấp 962 kW/ngày cho 750 hộ gia đình vừa chính thức đi vào vận hành. Việc vận hành công viên năng lượng Mặt trời thứ hai này chứng minh tiềm năng lớn mạnh của Cuba trong việc phát triển năng lượng tái sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước đồng thời tiết kiệm chi phí.

6f34bbe41_pin_mat_troi.jpg

Hiện công viên Mặt trời này cùng với công viên được khánh thành trước đó tại tỉnh Cienfuegos đã hòa điện vào mạng lưới điện quốc gia.

Theo các chuyên gia Cuba, việc vận hành công viên Mặt trời tại thành phố Santa Clara sẽ giúp nước này tiết kiệm khoảng 380 tấn dẫu mỗi năm, từng bước giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu sinh học vốn khá tốn kém.

Trước đó, ngày 4/8 công viên năng lượng Mặt trời đầu tiên cũng đã được vận hành. Với hơn 14.000 tấm pin Mặt trời do Cuba tự sản xuất đã được lắp đặt trong Trung tâm Catarrana ở tỉnh Cienfuegos.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nắng quanh năm, lượng bức xạ Mặt trời mà Cuba tiếp nhận đủ để cung cấp điện năng nhiều gấp 1.800 lần so với tổng lượng dầu được sử dụng trong ngành công nghiệp và đời sống người dân.

Cuba cũng đặt mục tiêu nâng tỷ trọng tiêu thụ điện năng từ năng lượng tái tạo như: thủy điện, nhiên liệu sinh học và năng lượng gió lên 10% vào năm 2030 so với mức 4% hiện nay.

Chính phủ nước này cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn tất công tác lắp đạt các tấm pin Mặt trời tại sáu trung tâm ở thủ đô Havana, các tỉnh Quantanamo, Camaguey, Santiago de Cuba, đảo Thanh niên…để sớm đưa vào khai thác.

Theo NangluongVietnam