Friday, 08/11/2024 | 12:44 GMT+7
Sau sự cố xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản hồi tháng 3-2011, chỉ trong vòng 3 tháng, Chính phủ Đức đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về cơ cấu năng lượng nước này và đưa chính sách năng lượng sang một trang hoàn toàn mới.
Đức đặt mục tiêu sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo
Đã có 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân của nước này được thông báo ngừng hoạt động vĩnh viễn. Với 9 nhà máy còn lại, 6 trong số đó sẽ hoạt động đến hết năm 2021. Ba nhà máy mới đưa vào sử dụng gần đây nhất sẽ tiếp tục phát điện đến hết năm 2022. Đồng thời, chính phủ Đức cũng đặt mục tiêu đến năm 2050, nước này sẽ sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng nhận được nhiều sự ưu đãi của Chính phủ và phải chạy đua để đạt được mục tiêu đã đề ra. Một trong số đó là Học viên năng lượng tái tạo Đức (RENAC).
Trong vòng 6 năm qua, RENAC đã đào tạo cho hơn 4.000 người đến từ hơn 130 quốc gia trên thế giới. Tổ chức này cũng đã lựa chọn Việt Nam là một trong 7 đối tác hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo gồm Philippines, Indonesia, Thái Lan, Mexico, Ecuador và Peru. Nói về lý do chọn Việt Nam, ông Berthol Breid, Giám đốc RENAC cho rằng Việt Nam sắp phải đối mặt với một vấn đề mà Đức đã từng gặp phải trước đây, đó là làm sao để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, trong khi vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng điện. Bởi, với tốc độ phát triển kinh tế, sản xuất và cơ sở hạ tầng của Việt Nam như hiện nay, thì việc thiếu hụt năng lượng sẽ là tương lai không xa.
rong
những năm vừa qua, CHLB Đức đã tài trợ và triển
khai một số dự án về năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó tập trung vào
các nội dung chính như hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực và tăng
cường hợp tác với khối tư nhân. Từ năm 2014, một loạt các dự án mới về năng
lượng tái tạo đã được Bộ Môi trường, Bảo tồn tự nhiên, xây dựng và an toàn
hạt nhân CHLB Đức (BMUB) phê duyệt thực hiện, trong khuôn khổ "Sáng kiến
khí hậu quốc tế" (IKI).
Một trong những dự án
đó là “Nâng cao năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hòa lưới điện”
(CapREG) được thực hiện trong 3 năm từ 2014-2016. Chương trình này nhằm thúc đẩy
phát triển năng lượng tái tạo và giảm lượng phát thải khí CO2. Tại Việt Nam, CapREG
đang trong giai đoạn đầu triển khai, với đối tượng chính là đối tượng chính là
các nhà xây dựng chính sách từ các bộ ngành, Cục Điều tiết Điện lực, phân phối
và truyền tải điện, cho đến các tổ chức tài chính, Hiệp hội công thương nghiệp,
các tổ chức chính phủ và báo chí.
Ông Berthold Breid cũng
bày tỏ: “Với những kinh nghiệm của mình kết hợp với tiềm năng sẵn có của Việt
Nam, RENAC mong muốn được hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các bên liên quan, từ
đó thúc đẩy năng lượng tái tạo tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời
gian tới”.
Hải Yến