Friday, 15/11/2024 | 10:25 GMT+7
Rất nhiều những tòa lớn trên cả
nước đã áp dụng thành công các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Dưới
đây là những biện pháp điển hình đã được áp dụng tại từng tòa nhà.
Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng
Khu đô thị Springlight (TP. HCM) gồm
các chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khách sạn. Mặt chính diện của các
tòa nhà có hướng Tây- Nam với diện tích cửa kính chiếm đến 35% diện tích bề mặt.
Do phần vỏ của công trình nhận một lượng bức xạ lớn từ mặt trời, nên chủ đầu tư
đã cho sử dụng loại kính cách nhiệt 2 lớp. Nhờ đó, công trình giảm được nhiệt từ
mặt trời xâm nhập, giảm được tải lạnh của tòa nhà. Ước tính lượng điện tải lạnh
giảm được từ việc dùng kính cách nhiệt là khoảng 2 triệu kWh mỗi năm.
Hệ thống làm lạnh VRF
Trung tâm Chiếu phim Quốc gia Hà
Nội là một địa điểm giải trí quen thuộc của người dân Thủ đô. Tại tòa nhà này, hệ
thống điều hòa chiller có tuổi đời 18 năm được sử dụng để làm mát cho diện tích
500 m2. Để giảm thiểu lượng điện sử dụng, Trung tâm đã cho thay thế hệ
thống chiller cũ bằng hệ thống lạnh có lưu lượng môi chất lạnh biến thiên (VRF)
có hiệu suất làm lạnh cao hơn.
Trung tâm chiếu phim quốc gia đang sử dụng hệ thống điều hòa VRF, giúp tiết kiệm 176 ngàn kWh điện/năm
Trước đây, cường độ năng lượng sử
dụng của Trung tâm là 403kWh/m2, thì sau khi thay thế hệ thống VRF,
cường độ năng lượng giảm xuống chỉ còn 342 kWh/ m2. Mỗi năm, trung
tâm tiết kiệm được khoảng 176 ngàn kWh điện. Với vốn đầu tư khoảng 2,8 tỷ đồng,
dự tính sau 4,5 năm là có thể thu hồi vốn.
Thang cuốn cảm biến
Tại siêu thị Big C (Đồng Nai), hệ
thống thang cuốn tại khu vực mua sắm đã được trang bị hệ thống giới hạn hoạt động
khi không cần thiết, dựa trên cảm biến người.
Cảm biến cho thang cuốn giúp tiết kiệm được 70% điện năng
Theo một nghiên cứu thực hiện tại Hồng Kông, mức độ tiết kiệm của thang cuốn còn phụ thuộc vào loại hình của tòa nhà và lượng khách di chuyển. Tại siêu thị Big C, sau khi lắp đặt cảm biến, lượng điện năng tiêu thụ đã giảm đến 70%, từ 4,6 kWh/giờ xuống còn 1,37 kWh/giờ.
Hệ thống cấp nước nóng sử dung NLMT
Trước đây, tại khách sạn Park
Royal Sài Gòn (TP. HCM), , hệ thống nước nóng được lắp đặt tại các phòng nghỉ
là loại bình nung nóng bằng điện, có dung tích 60 lít, được lắp đặt đơn. Mức
tiêu thụ điện cho 1 bình có công suất 3,9 kW là 4,8 kWh/ngày.
Sau đó, các bồn riêng rẽ được
thay thế bằng hệ thống nước nóng trung tâm sử dung năng lượng mặt trời, có thể
cung cấp 14 ngàn lít nước nóng mỗi ngày. Phần nước nóng thiếu sẽ được hệ thống
cấp nước nóng bổ sung hoặc sử dụng bơm nhiệt.
Hệ thống nước nóng NLMT giúp
khách sạn hằng năm tiết kiệm được 178 ngàn kWh điện, tương đương với 452 triệu
đồng. Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 2,2 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn ước
tính là gần 5 năm.
Thiết bị thu hồi nhiệt
Tại TTTM Vincom (Hà Nội), ngoài việc sử dụng cảm biến CO2 để điều chỉnh lưu lượng gió tươi bổ sung, giúp giảm tiêu thụ năng lượng cho quạt thông gió và làm mát gió tươi, Ban quản lý tòa nhà đã cho lắp đặt thiết bị thu hồi nhiệt có hiệu suất 80%. Thiết bị này giúp thu hồi “năng lượng lạnh” trong gió thải ra để làm mát gió tươi cấp từ bên ngoài.
Thiết bị thu hồi nhiệt
Với các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã áp dụng, mỗi năm TTTM Vincom giảm được 366. 727 kWh điện, tương đương với hownh 822 triệu đồng, giảm phát thải 203 tấn CO2.
Biến tần VSD
Tòa nhà FPT (Hà Nội) được đưa vào
sử dụng từ năm 2007. Tòa nhà sử dụng 2 điều hòa khối và hệ thống điều hòa trung
tâm,tiêu thụ tới 49% lượng điện của công trình. Hệ thống bơm nước lạnh có 4 tổ
máy bơm ly tâm với công suất 75 kW, hoạt động trung bình 9,5 giờ mỗi ngày.
Để giảm lượng điện tiêu thụ, Ban
quản lý tòa nhà đã cho lắp đặt biến tần VSD để điều chỉnh lưu lượng nước lạnh, thay
thế cho phương án truyền thống sử dụng van tiết lưu. Với hệ thống này, mức tiết
kiệm năng lượng dự kiến hàng năm là 25%, tương đương với 142 ngàn kWh/năm. Vốn
đầu tư của hệ thống này là 512 triệu động và dự kiến thu hồi trong 2,4 năm.
Thanh Xuân