Friday, 08/11/2024 | 01:35 GMT+7

Không đăng ký dãn nhãn năng lượng, có cần báo cáo Bộ Công Thương?

18/05/2020

Theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, máy photocopy, màn hình máy tính, máy in thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu nhưng chỉ phải thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện.

 

Nhãn năng lượng áp dụng cho các thiết bị điện tử gia dụng và văn phòng.

Nhãn năng lượng áp dụng cho ô tô, xe máy. 

Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện; các sản phẩm thuộc nhóm thiết bị văn phòng và thương mại bao gồm máy photocopy, màn hình máy tính, máy in được thực hiện dán nhãn tự nguyện.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký dãn nhãn năng lượng tự nguyện cho các sản phẩm này, cần căn cứ quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 26/12/2016 của Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và Quyết định 1550/QĐ-BCT ngày 14/3/2013 của Bộ Công Thương về việc công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm màn hình máy tính, máy in, máy photocopy, máy điều hòa không khí có biến tần và máy thu hình.

Hàng năm doanh nghiệp đã đăng ký dán nhãn sẽ phải thực hiện báo cáo theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 36/2016/TT-BCT: “Lập báo cáo định kỳ về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, kinh doanh và dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có trụ sở trước ngày 15/ hàng năm”. Bộ Công Thương phối hợp Sở Công Thương, cơ quan quản lý thị trường kiểm tra giám sát việc tuân thủ việc dán nhãn năng lượng trên thị trường.

Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký dãn nhãn năng lượng thì không phải thực hiện các trách nhiệm báo Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng theo quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT.

Liên Liên