Saturday, 16/11/2024 | 23:27 GMT+7

Sử dụng thiết bị làm nước nóng an toàn, tiết kiệm

17/07/2013

Các thiết bị làm nóng nước trong nhà hiện nay như: máy làm nước nóng - lạnh (dùng để lọc nước uống), máy nước nóng trong nhà tắm, các bồn tắm cao cấp, phích nước điện... là nguồn tiêu hao năng lượng lớn, có ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt gia đình.

Các thiết bị làm nóng nước trong nhà hiện nay như: máy làm nước nóng - lạnh (dùng để lọc nước uống), máy nước nóng trong nhà tắm, các bồn tắm cao cấp, phích nước điện... là nguồn tiêu hao năng lượng lớn, có ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt gia đình. Theo nhiều chuyên gia về tiết kiệm năng lượng, người tiêu dùng cần phải sử dụng hợp lý các thiết bị để tiết kiệm và tránh sự cố có thể xảy ra.

b31207d92_tai_xuong_11.jpg

Để giảm điện năng sử dụng cho bình nước nóng, cách đơn giản nhất có thể áp dụng ngay, không tốn chi phí là giảm nhiệt độ đặt của nước nóng ở mức hợp lý. Các bình nước nóng hiện bán trên  thị trường thường đặt mức nhiệt ở mức 600C, nên điều chỉnh lại  còn 45 - 500C. Thực tế cho thấy đây là khoảng nhiệt độ nước vừa đủ cho con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nhiệt độ nước quá nóng (600C) có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi sơ ý. Khi giảm nhiệt độ nước nóng xuống chẳng những mức tiêu thụ điện năng giảm xuống mà phụ tải nhiệt của máy lạnh cũng giảm xuống. Điều này còn có lợi ở chỗ tất cả các nguồn sinh nhiệt ở bên trong tòa nhà (hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào), trong đó có nước nóng xả ra từ các máy nước nóng, đều góp phần tạo nên giá trị phụ tải nhiệt của máy lạnh. Do đó, càng hạn chế được cường độ của các nguồn nhiệt thì phụ tải nhiệt của máy lạnh (sử dụng trong nhà) cũng giảm theo, thật tiện lợi.

Sử dụng máy nước nóng an toàn cần lưu ý, nếu để vòi nước nóng chảy một lúc thì được nước thật nóng. Nước nóng trong vòi nguội dần nếu không để nước nóng chảy liên tục và vì vậy phải để nước nóng chảy từ 2 - 4 phút mới được nước thật nóng. Không nên để nước nóng chảy vào bồn tắm hay bồn ngâm nước mà không theo dõi liên tục độ nóng của nước. Thận trọng khi tắm nước quá nóng dễ đưa đến tai nạn. Hãy để nước nóng chảy trước rồi pha nước lạnh. Nên pha ngay lập tức. Không dùng nước nóng hơn mức chịu đựng của mình để rửa chén bát. Cần độ nóng tương đối để có thể rửa sạch chất mỡ. Nước quá nóng có thể làm chất đạm dính trên mặt bàn và gây thêm khó khăn. Cần thận trọng đặc biệt khi các đường ống nước nóng và lò sưởi mà trẻ em với tới được và phải kiểm tra  ngay các thiết bị và dụng cụ nếu nghi bị hư hỏng.

Vệ sinh máy làm nước nóng - lạnh trực tiếp (lọc nước uống)

Để đảm bảo an toàn, phải rút máy ra khỏi nguồn điện, bỏ bình nước úp trên máy. Nếu phải vận chuyển đến nơi bảo hành thì hết sức nhẹ nhàng, chống va đập, tràn nước bên trong. Tiếp theo, xả bỏ toàn bộ nước bên trong các bình nóng, lạnh, tháo rời từng bộ phận như hai vòi, đĩa chia nước, khay nước xả, và vệ sinh chúng bằng khăn sạch. Dùng cọ vệ sinh chuyên dùng để làm sạch các cặn vôi hóa tại các kẽ nhỏ trong bồn nước, hai ống ra vòi rồi gắn lại đúng vị trí ban đầu. Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn để cạy. Sau đó dùng nước sạch súc rửa nhiều lần bồn nóng, lạnh, làm kín miệng máy.

Phần thân vỏ bên ngoài cũng nên được lau chùi thường xuyên, không nên dùng xăng dầu, hóa chất hoặc dung môi... vì những chất này có thể làm hỏng bề mặt máy hoặc rớt, ám vào nước uống. Cuối cùng gắn khay xả vào máy và vận chuyển về vị trí ban đầu. Không nên cắm điện sử dụng ngay mà nên để chúng ổn định một thời gian ngắn vì bên trong máy có hệ thống làm lạnh giống tủ lạnh dễ bị sốc sau khi vận chuyển.


Thúy Hằng