Sunday, 20/10/2024 | 16:23 GMT+7

An tâm giữa thiên tai trong “Toa-lét không năng lượng”

07/09/2015

Công ty giải pháp nhà ở và cuộc sống LIXIL cùng trường đại học Tohoku tại Nhật Bản đã cùng thực hiện một nghiên cứu để phát triển ZET, “hệ thống Toa-lét không cần năng lượng”, cho phép mọi người có thể sử dụng toa-lét một cách thoải mái dù bên ngoài có đang xảy ra thiên tai, điều thường xuyên được thấy tại đất nước Phù Tang.

Từ tháng 7/2014, công ty giải pháp nhà ở và cuộc sống LIXIL cùng trường đại học Tohoku tại Nhật Bản đã cùng thực hiện một nghiên cứu để phát triển ZET, “hệ thống Toa-lét không cần năng lượng”, cho phép mọi người có thể sử dụng toa-lét một cách thoải mái dù bên ngoài có đang xảy ra thiên tai, điều thường xuyên được thấy tại đất nước Phù Tang.

Thử nghiệm hệ thống Toa-lét mới trong điều kiện thiếu sáng

Bắt đầu từ tháng 2/7/2015, đại học Tohoku và công ty LIXIL đã ra mắt một hệ thống chiếu sáng không cần sử dụng năng lượng. Hệ thống này sẽ tận dụng nguồn điện được tạo ra từ sức nước chảy vào chiếc bồn vệ sinh trong toa-lét để dùng cho việc thắp sáng.

Cụ thể hơn, trong thời kỳ hứng chịu thiên tai như động đất, nếu nguồn cung cấp điện trong nước bị gián đoạn nhưng hệ thống thoát nước vẫn hoạt động ổn định thì hệ thống mới này sẽ cung cấp ánh sáng cho phòng tắm vào ban đêm qua việc chuyển năng lượng hydro của dòng nước xả trong toa-lét thành điện năng thắp sáng.

Hệ thống này được hỗ trợ bởi việc dự trữ điện từ chính là những bóng đèn LED tiết kiệm điện và các mạch điều khiển điện. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một loại đèn LED mới tận dụng “ảnh hưởng Purkinje”, một hiện tượng xảy ra trong cường độ chiếu sáng thấp, nơi những vật thể màu xanh phản chiếu ánh sáng bước sóng ngắn sáng hơn những vật thể màu đỏ, những vật phản chiếu ánh sáng với bước sóng dài.

Hiệu ứng Purkinje cho rằng những ánh sáng với cường độ mạnh hơn trong bóng tối tương đồng với việc tiêu thụ lượng điện thấp.

Trong sự mô tả về hệ thống ZET trong phòng thí nghiệm, những chiếc toe-lét được trang bị hệ thống này đã được vận hành bởi một lượng sản xuất, dự trữ và tiêu thụ điện dành cho chiếu sáng trong cả phòng vệ sinh của nam và nữ.

Kết quả cho thấy, việc sản xuất điện từ những luồng nước xả trong tại bồn vệ sinh đủ cho việc chiếu sáng những căn phòng. Qua những nghiên cứu sâu hơn, công ty LIXIL và đại học Tohoku sẽ cộng tác để thành lập một hệ thống toe-lét tiết kiện điện tại những tòa nhà thực tế.

Yan Le (Theo Eco Business)