-
Trong mấy năm gần đây, khuynh hướng thiết kế kiến trúc nghiêng mạnh về phía sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong nhiều trường hợp, xu hướng mới này đạt đến trình độ tích hợp giữa kết cấu kiến trúc với khai thác năng lượng, dựa trên những thành tựu nhanh chóng của hai lĩnh vực riêng lẻ.
-
Với một chai nước uống và 4 giờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyên gia hóa học Dan Nocera thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) khẳng định ông có thể sản xuất 30 kWh điện, đủ cung cấp cho một gia đình tại quốc gia đang phát triển. Với khoảng 3 gallon nước sông (khoảng 0,01 mét khối), ông có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của một ngôi nhà lớn tại Mỹ.Cơ sở cho những tuyên bố này là một chất xúc tác mới, rẻ tiền sử dụng điện mặt trời để tách nước và tạo ra hydrogen.
-
Trung Tâm Tiết Kiệm Năng Lượng tỉnh đã chọn Công Ty cổ Phần Cơ Khí và Xây Lắp Lâm Đồng, đại diện mô hình TKNL trong xí nghiệp công nghiệp; Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng đại diện mô hình TKNL trong toà nhà; và mô hình TKNL trong nông nghiệp ở 2 trang trại hoa Cúc Phạm Quý, thuộc khu Tự Phước, phường 11, TP. Đà Lạt và vườn hoa Cúc Võ Hùng, 64 tổ 29 Nam Hồ, phường 11, TP. Đà Lạt là những khu vực tập trung nhiều trại hoa Cúc vào loại bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng.
-
Các công trình kiến trúc kết hợp với việc khai thác năng lượng mặt trời trở thành biểu tượng mới về năng lượng sạch, bảo vệ môi trường. Dưới đây là các công trình tiêu biểu đó.
-
Trung Quốc cố gắng tái cấu trúc lĩnh vực phát điện nhằm gia tăng quyền lực kinh tế.
Công suất phát mới của Trung Quốc trong năm nay đã vượt qua tổng sản lượng của Brazil, Ý và Anh. Người ta ước tính đến năm 2012, sản lượng điện hàng năm của Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ để dẫn đầu thế giới.
-
Khí bioga không mới đối với Trung Quốc vì các hộ gia đình đã sử dụng các hầm biogas trong nhiều năm trước. Tính đến năm 2005, nước này đã có 1500 hầm khí bioga loại lớn tại các trang trại nuôi gia súc và khu chất thải công nghiệp.
-
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu cân đối giữa cung-cầu điện năng, nhiều Chính phủ đã đưa ra các biện pháp như xây dựng thêm các nhà máy điện, rà soát lại cơ cấu giá điện, tái cấu trúc cơ cấu ngành điện. Tuy nhiên, những giải pháp này mất khá nhiều thời gian và chi phí đầu tư rất lớn. Trong khí đó, triển khai các chương trình tiết kiệm điện, đặc biệt là các giải pháp trong lĩnh vực chiếu sáng, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện năng là một trong những giải pháp đơn giản, chi phí hợp lý lại nhanh chóng đem lại hiệu quả.
-
"Nhà triển lãm Hăm-buốc" có tính cách nhiệt tốt, thông qua các phương thức thiên nhiên như địa nhiệt…"Nhà triển lãm Hăm-buốc" có thể thực hiện tự túc về mặt năng lượng. Mỗi năm, mỗi mét kiến trúc này chỉ tiêu hao năng lượng dưới 50 ki-lô-oát/giờ, chỉ tương đương 1/4 của toà nhà văn phòng bình thường.
-
Höganäs là nhà sản xuất đứng đầu về công nghệ luyện kim bột. Công nghệ luyện kim bột bao gồm việc giảm kích cỡ của các hạt kim loại đến mức độ phân tử, nung nóng và phun – đúc thành hình dạng mong muốn.
-
Những tấm mành tự trượt không giảm đi ánh sáng tự nhiên trong nhà. Khi có nắng, những tấm mành trượt ngang để che nắng cho ngôi nhà,khi đó ánh sáng vẫn tràn ngập nhưng hơi nóng của mặt trời được hạn chế rõ rệt.
M-House còn được làm mát nhờ hồ nước hình chữ L bao quanh 1/3 nhà. Mặt hồ rộng trước nhà khiến M-House lúc nào cũng lộng gió không khác gì so với những biệt thự sang trọng ở Hồ Tây. Ngôi nhà còn long lanh hơn vào buổi tối khi khẽ soi mình trong hồ nước trong xanh.
-
Trong năm nay, Trung Quốc có kế hoạch tăng công suất năng lượng mặt trời lên 1000 MW từ mức 400MW công suất hiện tại. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tổng công suất 13000 MW trên toàn thế giới.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
hông thường nhà kho này cần được giữ lạnh ở mức -20oC nhưng khi các tuốc bin gió của vùng này hoạt động thì nhiệt độ bên trong có thể giảm xuống mức -30oC. Nhiệt độ lạnh hơn mức cần thiết đã giúp nhà kho tiếp tục hoạt động trong lúc năng lượng gió và lượng điện năng tạo ra giảm. Nếu có biện pháp tăng nhiệt độ từ từ thì các thiết bị trong nhà kho vẫn đủ làm đông lạnh cá.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
5 dự án TKNL trong lĩnh vực công là: lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tại các truyến phố Hà Nội; thí điểm xây dựng hệ thống chiếu sáng nông thôn trên địa bàn 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm; thay thế hệ thống chiếu sáng công sở; xây dựng trạm phát điện Biogas từ chất thải lò giết mổ gia súc và nhà máy phát điện Biogas sử dụng rác thải làm nhiên liệu tại huyện Ba Vì. Tổng mức đầu tư ước tính gần 500 tỷ đồng cho 5 dự án trên.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.
-
Trong lúc nhiều người nghĩ thức ăn thừa của nhà hàng là rác thải, một cơ quan ở thành phố San Francisco, Mỹ lại xem chúng như một nguồn năng lượng.
-
Trên một lô đất ở thị trấn Herfoege phía nam Copenhagen có khoảng 80 ngôi nhà mang nhãn hiệu sinh thái “thiên nga” đang được xây dựng. Để có được nhãn hiệu thân thiện môi trường này, những ngôi nhà đó phải đáp ứng một loạt yêu cầu về môi trường bên trong, tác động tới môi trường bên ngoài (yếu tố này bao gồm các chi tiết, thông số nghiêm ngặt về việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cung cấp cho ngôi nhà.) Những ngôi nhà với lối kiến trúc thiết kế hiện đại này đang được thi công bởi các công ty đã được chứng nhận là có kinh nghiệm xây dựng đảm bảo sự thân thiện môi trường sinh thái.
-
Các sinh viên Đại Học Kiến trúc Boston và Đại học Tuffs đã mang đến với cuộc thi Năng lượng Mặt trời một tác phẩm đại diện cho New England: một ngôi nhà năng lượng mặt trời mang tên Curio. Đây là một trong số hai mươi tác phẩm dự thi giữa các trường đại học tranh giải ngôi nhà năng lượng mặt trời xuất sắc nhất của năm.