-
Một công trình nghiên cứu tại đại học Duke, Hoa Kỳ, đã tìm ra phương thức mới để quản lý dữ liệu trong các Wi-Fi router, từ đó dẫn đến việc tăng gấp đôi thời lượng sử dụng pin trong thiết bị di động của người dùng.
-
Triển lãm quốc tế công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh- ENERTEC EXPO 2011 sẽ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 8/2011 tại Trung tâm Triển Lãm và Hội Chợ Tân Bình, TP HCM.
-
Nhà máy Fleetwood sẽ tạo khoảng10 MW điện và giải quyết được 80.000 tấn vật liệu phế thải. Ngoài ra, nhà máy này có khả năng cung cấp lượng nhiệt đáng kể cho các hoạt động thương mại ở Lancashire. Nhà máy WtE này sẽ sử dụng công nghệ nhiệt và điện (CHP) - từng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để tái tạo năng lượng từ chất thải.
-
Công nghệ sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải sẽ giảm bớt 30% lượng điện và năng lượng mà các nhà máy xi măng tiêu thụ.
-
Tiếp cận với công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng từ rất sớm, ước tính mỗi năm công ty thu lợi gần 20 tỷ đồng từ việc thu hồi bia, giảm thất thoát nguyên liệu, tiết kiệm điện, than và nước.Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, việc cải tạo dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ mới còn giúp nhà máy giảm lượng nước thải từ 12 lít nước/lít sản phẩm xuống chỉ còn 8 lít.
-
Điện năng sử dụng cho mục đích chiếu sáng chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện ở nước ta. Đó là lý do vì sao từ nhiều năm qua, các kỹ sư của TT Công nghệ năng lượng và Vật liệu mới thuộc Viện Khoa học Năng lượng đã miệt mài cùng các nhà khoa học của Viện Khoa học Năng lượng nghiên cứu mô hình thiết bị nguồn điều chỉnh quang thông tự động.
-
Nhằm cung cấp cho Việt Nam những giải pháp công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, Trung tâm dịch vụ đối ngoại Sở ngoại vụ Hà Nội vừa giới thiệu ra mắtcông nghệ pin nước Blue Water Power (BWP) của Công ty Mishima Nhật Bản. BWP là công nghệ tiên tiến trên thế giới, lần đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
-
Nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng RDF ở Malaysia - một trong sáu nhà máy WtE hàng đầu trên thế giới bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2009, có thể xử lý 700 tấn rác thải/ ngày và có khả năng tạo ra 8 MW điện, trong đó 5,5 MW điện xuất dùng cho mạng lưới điện quốc gia.
Từ thành công này, chính phủ Malaysia tiếp tục cho thực hiện dự án xử lý 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày ở Johar.
-
Vốn đầu tư cho các nhà máy phát điện từ bã mía dao động từ 1.000 – 2.000 USD cho mỗi kW lắp đặt (tuỳ theo mức độ tiên tiến của công nghệ và xuất xứ). Chẳng hạn một nhà máy mía công suất 3.000 tấn/ngày sẽ có tiềm năng lắp đặt nhà máy điện 30MW và cần vốn đầu tư từ 30 – 60 triệu USD.Tiềm năng của nguồn điện từ năng lượng tái tạo bã mía nếu đầu tư áp dụng công nghệ mới tại 40 nhà máy đường sẽ cho ra 1.950MW năm 2010 và 2.400MW vào năm 2020, đáp ứng gần 10% nguồn phát điện cho đất nước.
-
Ông Nguyễn Bội Khuê, Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho biết, Hội thảo có tính đón đầu cho sự phát triển điện gió của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho điện gió thì việc đầu tư các dự án điện gió sẽ được đẩy mạnh. Hội thảo nhằm trang bị kiến thức cho hội viên và nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ, thiết bị thích hơp.
-
Công trình 'Nghiên cứu công nghệ sản xuất DMSH từ các nguồn nguyên liệu tái tạo' sẵn có, thân thiện với môi trường do PGS, TS Vũ Thu Hà, Viện HHCNVN làm chủ nhiệm đã được Hội đồng Giám khảo giải thưởng VIFOTEC năm 2010 tặng giải ba cuộc thi.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Cuộc thi Shell Eco-marathon là cơ hội để sinh viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, đồng thời nghiên cứu đưa vào sử dụng những nhiên liệu mới. Quan trọng hơn cả đó là giáo dục tinh thần trách nhiệm khi sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí CO2 bảo vệ môi trường.
-
Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao là một trong những dự án trợ giúp kỹ thuật có quy mô lớn tại Việt Nam. Các hoạt động của Dự án được triển khai trong hơn 5 năm qua đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ và giải pháp quản lý hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng ở Việt Nam. Những thành quả đạt được của Dự án đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Trong một cuộc hội thảo về “Công nghệ xanh và kiến trúc”, ông Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM cho biết, chi phí năng lượng ở Việt Nam đã tăng lên hơn 15%/năm trong 2 năm qua. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) thì nguồn điện có thể thiếu từ 3-4 tỉ KWh trong năm 2011, trong khi lượng điện thiếu trong năm 2010 là 1 tỉ KWh.
-
Theo ông Nguyễn Phú Cường - vụ phó Vụ Khoa học công nghệ Bộ Công thương, thực hiện đề án phát triển nhiên liệu sinh học được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, bộ đang soạn thảo, chuẩn bị trình Thủ tướng quy định lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học.
-
Viện Nghiên cứu Công nghệ Công Nghiệp Đài Loan (ITRI) đã phát triển công nghệ giấy điện tử (E-paper) mới tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải carbon. Công nghệ giấy điện tử này dự định sử dụng chủ yếu cho các biển báo và áp phích cần cập nhật nội dung thường xuyên ở các cửa hàng và khu vực công cộng.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Có lẽ Roll Me, laptop có thể cuộn tròn và sử dụng pin năng lượng mặt trời sẽ là xu thế mới trong tương lai. Là mẫu laptop vẫn dưới dạng ý tưởng, Roll Me tận dụng tối đa công nghệ hiện đại của tương lai. Tính năng nổi bật nhất của nó là cuộn tròn một cách dễ dàng.
-
Sáng ngày 4/6, tại Đại học FPT, tòa nhà Detech, số 8, Tôn Thất Thuyết, Hà Nội Công ty TNHH Truyền thông và Sáng tạo Xanh và Câu lạc bộ 350Vietnam đã phối hợp tổ chức Diễn đàn sáng tạo xanh – sử dụng hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo với sự hỗ trợ của Hội Đồng Anh và Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT. Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các sự kiện thuộc Diễn đàn Sáng Tạo Xanh 2011.