-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
Với một chai nước uống và 4 giờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyên gia hóa học Dan Nocera thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) khẳng định ông có thể sản xuất 30 kWh điện, đủ cung cấp cho một gia đình tại quốc gia đang phát triển. Với khoảng 3 gallon nước sông (khoảng 0,01 mét khối), ông có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của một ngôi nhà lớn tại Mỹ.Cơ sở cho những tuyên bố này là một chất xúc tác mới, rẻ tiền sử dụng điện mặt trời để tách nước và tạo ra hydrogen.
-
Sử dụng những giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang trở thành giải pháp được một số nhà cung cấp công nghệ và doanh nghiệp ứng dụng hướng đến trong mục tiêu phát triển bền vững. Những giải pháp công nghệ xanh này cũng góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
-
Những nhà máy xử lý chất thải chuyển thành điện năng rất phổ biến ở Đan Mạch. Chi phí thấp mà lượng CO2 từ nhà máy này thấp hơn ống khói các gia đình lại tạo ra nguồn điện năng cho người dân. Trong khi công nghệ này còn chưa được chấp nhận ở Mỹ. Chính quyền các bang phải chi những khoản tiền khổng lồ gom rác chở đi chôn mà vẫn chịu cảnh ô nhiễm.
-
Những chiếc đèn sợi đốt 60W phổ biến một thời đang gặp phải sự tấn công trực diện của công nghệ chiếu sáng dùng điot phát quang LED.
Mới đây công ty Osram Sylvania của Mỹ đã cho ra mắt bóng đèn LED đa năng được thiết kế nhằm thay thế bóng đèn sợi đốt, đèn khí halogen và đèn huỳnh quang compact. Công ty cũng cho biết họ đang nghiên cứu một loại đèn LED thay thế khác có công suất lên tới75W.
-
Nhờ công nghệ biến đổi gien, loài cây vốn gây nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người có thể trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học cho các động cơ. Theo GS.TS sinh học Vyacheslav Andrianov và các đồng sự, cây thuốc lá không những có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, mà còn hiệu quả hơn nhiều so với các cây nông nghiệp, cung cấp tư duy mới giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
-
Năng lượng mặt trời rất quen thuộc trong cuộc sống. Dưới đây là những thiết bị công nghệ rất ngộ nghĩnh với ứng dụng năng lượng mặt trời.
-
Höganäs là nhà sản xuất đứng đầu về công nghệ luyện kim bột. Công nghệ luyện kim bột bao gồm việc giảm kích cỡ của các hạt kim loại đến mức độ phân tử, nung nóng và phun – đúc thành hình dạng mong muốn.
-
Sử dụng giấy điện tử, năng lượng mặt trời, công nghệ hydro... là những công nghệ môi trường nổi bật trong thời đại ngày nay - với sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
-
Được nhắc tới đầu tiên là dòng HP LaserJet Pro P1100 có giá từ 129 USD đến 149 USD. Đây máy in laser nhỏ gọn, tốc độ in nhanh, chất lượng bản in tốt, bảng điều khiển hết sức trực quan và công nghệ độc quyền "HP Auto-On/Auto-Off", máy in HP LaserJet P1102 và P1102w giúp cải thiện hiệu suất in ấn trong khi vẫn đảm bảo mức chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, với HP Smart Install, máy in HP LaserJet Pro1102W còn cho phép chủ người sử dụng có thể nhanh chóng kết nối và in ấn di động hay thậm chí thao tác mọi nơi trong văn phòng.
-
Trở ngại đáng kể ngăn cản tiềm năng thuỷ điện, đó là khoảng cách. Cho tới tận gần đây, đưa điện năng từ các nhà máy điện vượt qua khoảng cách trên 1.000 km hoặc xa hơn vẫn là bất khả thi về kinh tế bởi tổn hao truyền tải là quá lớn. Công nghệ UHVDC hứa hẹn làm thay đổi tất cả những vấn đề đó, vì nó cho phép truyền tải có hiệu quả điện năng đi xa tới 3.000 km.
-
ENTECH HANOI 2010 từ 27-30/5/2010 tại Hà Nội với chủ đề “Hiệu quả Năng lượng – môi trường, hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững”. Đây là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội, doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá các trang thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghệ sản xuất sạch hơn và công nghệ môi trường.
-
Hãy tưởng tượng bạn chỉ việc xếp bát đĩa vào máy rửa bát sau bữa ăn và nhà cung cấp điện cùng với một công nghệ kích hoạt bằng sóng điện từ sẽ tự khởi động máy rửa bát của bạn khi giá điện rẻ nhất. Câu chuyện có vẻ giống khoa học viễn tưởng này đang diễn ra ở Canada. Các đài phát thanh ở nước này muốn giảm tải cho mạng lưới điện năng thông qua việc vận hành các thiết bị gia dụng từ xa.
-
Một công nghệ mới giúp thu năng lượng từ một máy phát điện nhỏ trong đế giày vừa được tiến sĩ Ville Kaajakari tại Đại học Công nghệ Louisiana – LTU công bố.Công nghệ mới này không thể cung cấp điện năng cho toàn bộ ngôi nhà của bạn nhưng có thể dùng cho nhiều mục đích khác.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
Thông báo chính thức từ ban tổ chức Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009 - Energy Globe Adwards với dự án “Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu” Việt Nam đã giành giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009. Lễ trao giải được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Rwanda. Năm 2006 một Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu đã được trao cho dự án Khí Sinh Học (Biogas) của Việt Nam.
-
Khu công nghệ cao tại Q.9, TP.HCM đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 28 trụ đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng gió và mặt trời. Các trụ đèn này sử dụng bóng LED công suất 160W có độ sáng tương đương bóng đèn cao áp 400W thông dụng. Ông Lê Trọng Đỉnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Kim Đỉnh, cho biết tuổi thọ bóng đèn LED này lên tới 50.000 giờ, còn linh kiện có tuổi thọ 25 năm.
-
Với những cải tiến công nghệ, Đan Mạch ngày nay coi rác là nguồn nhiên liệu thay thế sạch hơn là những chất bốc mùi khó coi. Những lò đốt chuyển chất thải thành năng lượng đã đạt được một vị thế đáng kể khi có nhiều cộng đồng như Horsholm đấu tranh đòi xây dựng chúng tại địa phương mình.
-
Vào tháng 11 năm 2008, quốc hội Mexico đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tái tạo và tài trợ năng lượng tái tạo, hướng dẫn chi tiết từng bước để thực hiện chính sách năng lượng sạch cấp liên bang.