-
Tin từ Công ty Ericsson Việt Nam cho biết, hiện nay Ericsson đang phối hợp với mạng di động MobiFone triển khai thử nghiệm các trạm thu phát sóng di động (BTS) sử dụng công nghệ mới tại một số vùng nông thôn Việt Nam. Đó là các trạm BTS không dùng điện, hoặc chỉ dùng một phần điện, còn chủ yếu sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió.
-
Hiện nay xu hướng tiết kiệm điện ngày càng phổ biến trong dân cư, buộc các nhà sản xuất thiết bị điện hướng tới những sản phẩm có tính tiết kiệm điện cao và mới nhất hiện nay là công nghệ đèn LED với các ưu điểm như tiêu thụ điện năng cực thấp, tuổi thọ cao và không sinh nhiệt khi phát sáng.
-
Hội chợ triển lãm "Năng lượng và sản phẩm tiết kiệm năng lượng 2008" (EC&EE Expo 2008) được tổ chức từ ngày 7-9/11 tại Nhà thi đấu Nguyễn Du – Tp.HCM. Đây là hội chợ triển lãm thương mại chuyên ngành đầu tiên về các sản phẩm và công nghệ tiết kiệm năng lượng được tổ chức tại Việt Nam.
-
Vừa phục vụ đời sống con người tiện nghi hơn, hiện đại hơn vừa giúp môi trường quanh ta bớt ô nhiễm, đó là hướng đi mới của những nhà sản xuất thiết bị công nghệ ngày nay.
-
Viện Công nghệ Photon Jena của Đức (IPHT) đang phát triển một loại pin mặt trời mới, tích hợp các lớp polyme bán dẫn với các dây nano silic. Được đặt tên là "HyPoSolar", dự án pin mặt trời hybride này nhận được sự hỗ trợ 1,5 triệu euro trong khuôn khổ chương trình “Quang hợp hữu cơ” của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF).
-
Hãng Fujitsu-Siemens vừa giới thiệu màn hình Premium Line Eco sử dụng công nghệ mới “zero watt”. Đây là loại màn hình đầu tiên trên thế giới không tiêu thụ điện năng khi ở chế độ tiết kiệm năng lượng.
-
Chiều ngày 20 tháng 10 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Hữu Hào cùng đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Hợp tác Quốc tế và Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Ngân hàng Thế giới (World Bank) do Ông Robert P. Taylor Trưởng Ban Năng lượng - Vụ Mỏ, Năng lượng và Giao thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Từ lâu, những nhà dự báo công nghệ vẽ lên viễn cảnh đầy cám dỗ của việc biến thuỷ triều và sóng đại dương thành điện. Họ tiên đoán những trạm năng lượng lớn đặt ngoài khơi và các cửa biển có thể cung ứng tới 10% điện lượng quốc gia.
-
Murata Manufacturing đã khiến cả Triển lãm CEATEC Nhật Bản 2008 phải sửng sốt bằng một công nghệ có thể biến nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay (laptop) thành điện năng.
-
Công ty CP gạch Đồng Tâm là một trong số ít các doanh nghiệp trong KCN Điện Nam - Điện Ngọc tiêu thụ lượng điện năng lớn nhất, bình quân hơn 2 triệu kWh/tháng. Trong giá thành sản phẩm, giá trị điện năng chiếm tỷ trọng khá cao, vì vậy, lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến việc cải tiến dây chuyền công nghệ, tận dụng các nguồn năng lượng khác vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty quan tâm xây dựng và tạo thói quen tiết kiệm điện từ ý thức của mỗi công nhân.
-
Tiết kiệm năng lượng luôn là một lĩnh vực kỹ thuật được giới công nghệ quan tâm. Trong những năm qua lĩnh vực này đã đạt được các kết quả hết sức khả quan. Nhờ việc sử dụng kỹ thuật thu hồi nhiệt từ khí thải và nước thải để sử dụng trở lại, hiệu suất sử dụng nhiệt năng của các dây chuyền công nghiệp có thể đạt tới trên 90%, điều mà cuối thế kỷ 20 rất ít người coi là hiện thực.
-
Khi ngồi sau tay lái, việc bạn khởi động, tăng tốc hoặc dừng xe lại có thể lãng phí một lượng nhiên liệu không cần thiết. Để khắc phục tình trạng này, mới đây hãng Nissan (Nhật) và Audi (Đức) giới thiệu hai công nghệ giúp tài xế lái xe thân thiện với môi trường hơn.
-
Qualcomm và một vài hãng công nghệ khác đang phát triển công nghệ màn hình mới cho các thiết bị cầm tay và ĐTDĐ. Công nghệ mới sử dụng ánh sáng mặt trời và điện từ ẩm sẽ giúp cho thiết bị tiết kiệm năng lượng.
-
Các phi hành gia của NASA sẽ cần những nguồn năng lượng khi họ quay lại Mặt Trăng và thiết lập một trạm không gian ở đây. Các kĩ sư đang khám phá khả năng của phân li hạt nhân để cung cấp năng lượng cần thiết và thực hiện những bước đầu tiên tiến tới công nghệ không hạt nhân của loại hệ thống này.
-
Máy đun nước nóng năng lượng mặt trời (NNNLMT) khá phong phú cả về hình thức và kết cấu. Sự khác nhau về hiệu suất của từng loại thay đổi theo công nghệ chế tạo, chất lượng và kỹ thuật sơn phủ bề mặt tấm hấp thụ. Diện tích và hiệu suất tấm hấp thụ sẽ quyết định lượng nước nóng tạo ra.
-
“Khảo sát thực trạng tiêu thụ và quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc các chuyên ngành lựa chọn” là đề án nằm trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đề án do viện Năng lượng chủ trì được tiến hành theo từng năm bắt đầu từ 2007 và kết thúc vào năm 2010. Trong mỗi năm, đơn vị thực hiện sẽ tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng công nghệ và hoạt động tiêu thụ năng lượng một lượng doanh nghiệp nhất định.
-
Công nghệ liên hoàn của động cơ đốt cháy, động cơ điện là lợi thế cho việc tạo năng lượng. Những nhà khoa học đã nảy ra ý tưởng phát triển bộ phận lưu trữ năng lượng hiệu năng cao, một yếu tố tiên quyết cho những động cơ xe tải.
-
Nhằm nâng cao năng lực cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp, đề án “ Biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” do Viện Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ trì đã được triển khai hơn một năm qua.
-
Ngày 01 tháng 8, tại khách sạn 33C Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (TKNL) - Bộ Công Thương và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng đã phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý dự thảo Luật “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên vừa được lắp đặt thành công tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc. Lễ bàn giao hai cột đèn đã diễn ra sáng nay, 16-7.