-
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có công suất thiết kế 2,9 triệu sản phẩm/năm, mỗi năm tiêu thụ năng lượng của Công ty CP may Tây Đô luôn ở mức trên 2 tỷ đồng. Để giảm tiêu hao điện năng đồng thời tăng năng suất làm việc công ty đã chủ động trang bị 40% máy may điện tử cho toàn nhà máy.
-
Từ năm 2008, CT MTQG về Sử dụng năng lượng TK & HQ đã hỗ trợ các doanh nghiệp trọng điểm thuộc ngành công nghiệp luyện kim địa phương thực hiện sử dụng năng lượng TK & HQ. Qua 2 năm triển khai nhiệm vụ đã có 7 doanh nghiệp sản xuất thép được chọn để tiến hành kiểm toán năng lượng, tư vẫn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Với ý tưởng muốn giúp các doanh nghiệp vận tải điều hành, kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phương tiện vận tải đường bộ, kỹ sư Nguyễn Duy Năng (Công ty TNHH Viễn Tân, TPHCM) đã đưa ra một giải pháp quản lý bằng hệ thống các thiết bị ứng dụng công nghệ cao: NextFMS.
-
Xí nghiệp chế biến lương thực Cao Lãnh (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) có sản phẩm chính là gạo xuất khầu với năng lực sản xuất 200 tấn/ngày. Năng lượng phục vụ sản xuất của xí nghiệp chủ yếu là điện năng ngoài ra mỗi năm đơn vị này cũng tiêu thụ khoảng 44 tấn than. Tổng chi phí năng lượng mà doanh nghiệp phải trả hàng năm là trên 780 triệu đồng với trung bình vận hành 312 ngày/năm.
-
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được lựa chọn triển khai những giải pháp sản xuất sạch hơn, Xí nghiệp Mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ đã thu được nhiều kết quả khả quan về kinh tế và môi trường.
-
Tham gia khóa đào tạo các học viên sẽ được trang bị những kiến thức hệ thống và các kỹ năng, kỹ thuật quản lý tiết kiệm năng lượng. Với những kiến thức đó doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt mà còn chủ động hơn khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2011.
-
Đầu tháng 9 vừa qua, tại Đồng tháp đại diện Trung tấm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp đã báo cáo và thảo luận kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình thực hiện chính sách năng lượng Quốc gia vừa được Bộ Công Thương hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt là ANEP 2).
-
Trong 2 ngày, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về: Hệ thống quản lý năng lượng; thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả; lò hơi và các phương pháp tiết kiệm năng lượng; các cơ chế hỗ trợ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá thuộc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, chế biến, dịch vụ có chất lượng cao, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
-
Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã tổ chức Lễ ra mắt Nhãn Năng lượng - “Ngôi sao năng lượng Việt” và trao Giấy chứng nhận sản phẩm TKNL cho sản phẩm đèn compact của 3 nhà sản xuất Điện Quang, Philips Việt Nam và Rạng Đông. Sau sự kiện đầu tiên năm 2007, dán nhãn TKNL cho nhóm sản phẩm bóng đèn huỳnh quang ống thẳng và ballast điện từ thì sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động TKNL tại Việt Nam.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án “Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng giai đoạn 2010- 2015”. Bộ Công Thương đã công bố dán nhãn năng lượng cho nhiều sản phẩm tiêu thụ năng lượng song xung quanh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cả từ phía doanh nghiệp (DN) và người dân.
-
Thông qua kiểm toán năng lượng nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ đã khai thác được nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng.Trung tâm TKNL Cần Thơ cho biết, sau 6 tháng triển khai thực hiện các dự án và các chương trình TKNL, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi về nhận thức và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp nhằm TKNL. Từ đầu năm đến nay, TP Cần Thơ đã tiết kiệm được một lượng điện năng trên 9,5 triệu Kwh.
-
Được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu năm 2010 Công ty CP Tiến Thành đã được lựa chọn thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tiềm năng giảm chi phí năng lượng tại đây là khá lớn. Thông qua 11 giải pháp mà nhóm kiểm toán năng lượng thuộc Trung tâm thí nghiệm điện đề xuất, dự tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 1 tỷ đồng/năm với mức đầu tư chỉ khoảng 750 triệu đồng. Như vậy, nếu mạnh dạn đầu tư chỉ sau hơn 7 tháng doanh nghiệp đã có thể thu hồi vốn, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn rõ rệt.
-
Công ty TNHH cao su kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su, trong đó sản phẩm chính hiện nay là mặt hàng lốp đắp (phục chế). Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và than cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Hệ thống lưu hoá, chiếu sáng, chạy động cơ... và sử dụng lò hơi để cung cấp nước cho các hệ thống sấy lốp nguyên liệu trong dây chuyền đắp lốp.
-
Sắp tới ngày 17/9/2010 Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (TKNL), Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị các Trung tâm TKNL Việt Nam lần thứ 3. Dự kiến hội nghị sẽ có sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ Trung ương và địa phương bao gồm đại diện Bộ Công Thương, Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Trung TKNL trên toàn quốc cùng với đó là sự tham dự của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố Huế.
-
Qua 2 lần tổ chức Entech Hanoi đã thực sự gây tiếng vang và để lại ấn tượng tốt đối với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, môi trường trong và ngoài nước.
-
Trước ngưỡng cửa hội nhập, doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển đều phải đổi mới, tăng sức cạnh tranh. Ngành công nghiệp Hải Phòng có cách làm riêng để khẳng định mình trong thời kỳ hội nhập đó chính là tiết kiệm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu bền vững bằng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng.
-
Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng sau khí thực hiện kiểm toán, ước tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 213 nghìn Kwh điện/năm; Than là 38,5 tấn/năm; Giảm đáng kể lượng gas, xăng và dầu DO; Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm cho công ty giảm chi phí nhiên liệu trên 41 triệu đồng/năm. Dự tính với mức chi phí đầu tư 1,4 tỷ đồng, mỗi năm doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 425 triệu đồng, thời gian để thu hồi vốn là trên 3 năm.
-
Với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc đang nỗ lực thay thế lò gạch thủ công bằng lò liên tục kiểu đứng để tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Qua phân tích từ đơn vị thực hiện kiểm toán năng lượng, biện pháp giảm tổn thất nhiệt ở khu vực lò nung bằng cách thay lớp gạch vỏ lò mức chi phí cũng cần tới trên 130 triệu đồng, sau gần 2 năm doanh nghiệp có thể thu hồi số vốn ban đầu.Ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi lắp 1 thiết bị Powerboss PBI 280 cho động cơ cán thô và 1 thiết bị Powerboss PBI 220 cho động cơ cán tinh là khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ tương đương trên 155 nghìn Kwh/năm tức trị giá khoảng 160 triệu đồng. Với giải pháp này doanh nghiệp phải đầu tư trên 283 triệu đồng.
-
Theo thông tin từ Tổng hội Xây dựng thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 20-22 tỷ viên gạch nung, và đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng ước khoảng 40 tỷ viên.ạch không nung được coi là giải pháp hữu hiệu cả về mặt kinh tế, tài nguyên và môi trường. Nhiều DN nhạy bén đã chủ động đi trước một bước trong lĩnh vực này.