-
Trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiều giải pháp, chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (TKHQ), đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.
-
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã giúp Trung tâm siêu thị MM Mega Merket Thăng Long giảm điện năng sử dụng từ 3.788 triệu kWh năm 2016 xuống còn 3.667 triệu kWh năm 2020.
-
Mục tiêu tổng quát của Dự án là đóng góp vào mục tiêu quốc gia thông qua giảm cường độ năng lượng bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp; đảm bảo an ninh năng lượng; và giảm phát thải khí nhà kính.
-
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp triển khai dự án "Điện mặt trời mái nhà trong ngành thương mại và công nghiệp".
-
Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) tổ chức các khóa đào tạo “Quản lý năng lượng”.
-
Sử dụng năng lượng tiết kiệm góp phần làm giảm chi phí tiền điện, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh ý thức, thói quen sử dụng điện cũng như là đầu tư hợp lý cho thiết bị điện gia dụng thì việc giảm tiền điện mỗi tháng là không quá khó.
-
Cắt giảm chi phí điện năng và chuyển dịch sang năng lượng xanh đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trước thực tế nguồn cung điện đang có những thách thức nhất định.
-
Nằm trong nhóm lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của Chính phủ, Thanh Hóa lại có tiềm năng lớn về phát triển điện sinh khối. Đây chính là điều kiện thuận lợi để kêu gọi thu hút đầu tư, hiện thực hóa mục tiêu đưa xứ Thanh thành trung tâm năng lượng của cả nước trong tương lai.
-
Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu quy mô lớn. Để góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.
-
Ngày 14/4, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) tổ chức hội nghị “Phát động cao điểm hè về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả năm 2022”.
-
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất tăng cao của khách hàng trong mùa nắng nóng, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình đã tập trung cung ứng điện, tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
-
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam dự kiến 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD.
-
Chiều 7/4, Hội thảo “Tham vấn về đề xuất sử dụng định mức tiêu hao năng lượng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho ngành nhựa” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch, phối hợp tổ chức theo hình thức trực tuyến.
-
Sáng ngày 8/4/2022 tại Hà Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ khách hàng năm 2022 với chủ đề “EVNNPC đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện”. Hội nghị nhằm cung cấp các thông tin về dịch vụ khách hàng, tình hình cung cấp điện năm 2022, nhất là mùa nắng nóng cũng như triển khai chương trình tiết kiệm điện.
-
Sáng 07/04/2022 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề "Hướng tới trung hoà carbon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí".
-
Petrovietnam định hướng phát triển thành Tập đoàn năng lượng lớn trong nước và khu vực với các hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi là tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến nguồn tài nguyên dầu khí, đồng thời phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Quý I/2022, tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo chiếm tới 15,9%.
-
Việc tái chế nước, và dùng điện năng lượng tái tạo đang trở lên rất quan trọng trong thời điểm này, nhằm hạn chế vấn đề khan hiếm nước sạch và tiết kiệm điện. Nguồn VTV.
-
Bộ Công Thương hoan nghênh đề xuất của các nước phát triển; trong đó, có Vương quốc Anh, nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các khung khổ pháp lý, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm và vốn cần thiết để phát triển năng lượng tái tạo.
-
Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ hai) sẽ xoay quanh chủ đề “Hướng tới trung hòa các bon - Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí”.