-
Dưới sự quản lý dự án của Infineon, các đối tác nghiên cứu tìm cách phát triển hệ thống tiết kiệm chi phí với các thành phần điện tử tối ưu hóa năng lượng sử dụng và làm giảm đáng kể tổn thất điện năng của bếp cảm ứng.
-
Công ty này sử dụng một loại men đặc biệt có khả năng chuyển hoá xenlulozo trong thân cây và trong mùn cưa thành butanol (một thành phần của xăng). Sau giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể đưa butanol trở thành nhiên liệu cho động cơ phản lực.
-
Luôn đặt tiêu chí tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường lên hàng đầu cho những thiết kế, nghiên cứu, hiện còn là “cha đẻ” của hàng loạt các loại đèn khử khuẩn, chiếu sáng ngõ xóm, chiếu sáng học đường, chiếu sáng cho nông nghiệp, thủy sản, nhà máy cơ khí, xưởng dệt... Ông là TS. Nguyễn Văn Khải - cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch Hoạt hóa Điện hóa.
-
Trong hai ngày 13 và 14 tháng 10 năm 2010, tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật lắp đặt pin mặt trời nối lưới. Chương trình tập huấn nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các kỹ thuật viên trực tiếp thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại nóc nhà trụ sở Bộ Công Thương cuối tháng 10 năm 2010.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông tiêu thụ khoảng 8% điện năng của EU và thải ra khoảng 4% CO2 mỗi năm. Theo Trung tâm hợp tác nghiên cứu của Hội đồng Châu Âu, con số này có thể tăng lên gấp đôi tới năm 2020. Nhằm góp phần ngăn chặn thảm họa này, các công ty sẽ cam kết tuân thủ theo bộ quy tắc hành xử nhất định.
-
Ngày 9.10.2010, tại Nhật Bản, khóa tập huấn về TKNL cho các cán bộ Việt Nam (ECVN7) đã kết thúc tốt đẹp, sau 12 ngày làm việc nghiêm túc, vừa nghiên cứu lý thuyết vừa thực tập vận hành máy tại các cơ sở làm tốt công tác TKNL của Nhật Bản. Ngày cuối cùng của khóa học, các học viên Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản đã dành nhiều thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thu hoạch, khóa đào tạo đã chính thức bế giảng, trao giấy chứng chỉ cho các học viên.
-
Dự án “mặt trời nhân tạo” sản xuất nguồn năng lượng sạch và an toàn có thể sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào những nguồn nhiên liệu đang cạn kiệt dần trên trái đất. Trụ sở nghiên cứu dự án “mặt trời nhân tạo” nằm bên ngoài thành phố Toki thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản. Nếu thành công, dự án khoa học này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mọi cư dân trên trái đất.
-
Kỹ sư Nguyễn Đình Phương, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Chất lượng, Công ty CP que hàn điện Việt Đức đã nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm que hàn từ nguyên liệu phế thải, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, lại góp phần giảm thải ra môi trường.
-
Các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu cách sản xuất các tấm pin mặt trời bằng cách “in” các đơn vị quang điện biến quang năng thành điện năng lên đế polyme và tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng điện mặt trời.
-
Được thiết kế tại Viện Công nghệ Tokyo và điều chỉnh bởi các nhà nghiên cứu thuộc MERSTech hợp tác với văn phòng nghiên cứu hải quân ở Tokyo, Hệ thống phục hồi năng lượng từ trường Switch (MERS) khai thác và tái chế năng lượng còn sót lại từ tính được tạo nên từ các thiết bị hiện hành. Bằng cách có thêm thiết bị có khả năng kiểm soát dòng điện, các bóng đèn điện giờ đây có thể phát huy hết hiệu quả chiếu sáng. Việc thực hiện những thử nghiệm mới sẽ hoàn thành vào tháng 10.
-
Dự án ôtô điện kéo dài ba năm đã bắt đầu vào đầu năm nay giữa Volvo, Đại học Hoàng đế ở London và bảy viện khác của châu Âu. Đại học Hoàng đế đang nghiên cứu tạo ra một hỗn hợp composite bao gồm sợi carbon và nhựa polymer là thứ có thể lưu trữ cũng như sạc được nhiều năng lượng và nhanh hơn pin quy ước.
-
Không chỉ chủ động thực hiện TKNL bằng cách ban hành thành văn bản quy định việc sử dụng năng lượng đối với từng phòng ban, cán bộ, nhân viên tòa nhà, hiện nay Sở Công thương Bình Dương còn hợp tác với các đơn vị tư vấn bên ngoài tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp TKNL nhằm đạt được chỉ tiêu tiết giảm năng lượng cao nhất.
-
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã phát triển một thiết bị năng lượng mặt trời dạng keo nước - gọi là “lá nhân tạo” - có khả năng hoạt động như pin mặt trời tạo ra dòng điện. Các thiết bị này được đánh giá là nhiều tiềm năng tiết kiệm chi phí và thân thiện hơn với môi trường.
-
Máy hoạt động bằng chính nguồn năng lượng có sẵn trong các chất chữa cháy nhưng vẫn xử lý được các đám cháy nguy hiểm như xăng, dầu, bom, đạn...Đây là sản phẩm do ông Phan Đình Phương (Công ty Sáng chế Công nghệ An Sinh, TP Đà Nẵng), cùng các cộng sự nghiên cứu chế tạo trong suốt 12 năm
-
Theo nghiên cứu của một nhóm tác giả thuộc Viện Phát triển vùng và sinh thái Leibniz – Đức: “Chỉ tính riêng khu vực TP.HCM một năm đã tiêu thụ khoảng 1/5 tổng năng lượng cả nước”. Sự phát triển đô thị và thiếu hụt điện năng trong những năm gần đây đã khiến cho Chính phủ Việt Nam, bên cạnh việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn phải nỗ lực tìm nguồn năng lượng khác thay thế.
-
Livescience cho biết, Snowbird, tên của chiếc máy bay, là sáng chế của nghiên cứu sinh tiến sĩ Todd Reichert và các cộng sự tại Đại học Toronto, Canada. Nó có sải cánh 32m, tương đương với chiều dài cánh của Boeing 737. Tuy nhiên, Snowbird chỉ nặng 42,6 kg, nhẹ hơn rất nhiều lần.
-
Năm 2010 đánh dấu bước ngoặc trong lĩnh vực năng lượng của VN đó là sự ra đời của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là năm kết thúc giai đoạn 1 của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2006 - 2010), đưa nghiên cứu về năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào đời sống sinh hoạt.