Sunday, 17/11/2024 | 04:57 GMT+7

Phế phẩm cây trồng thành nhiên liệu cho động cơ phản lực

18/10/2010

Công ty này sử dụng một loại men đặc biệt có khả năng chuyển hoá xenlulozo trong thân cây và trong mùn cưa thành butanol (một thành phần của xăng). Sau giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể đưa butanol trở thành nhiên liệu cho động cơ phản lực.

Các nhà khoa học ở Gevo, một công ty mới thành lập tại Colorado, vừa tìm ra phương pháp để biến các phế phẩm cây trồng thành nhiên liệu cho động cơ phản lực. Theo họ, loại nhiên liệu năng lượng cao này có thể được tạo ra từ năng lượng sinh khối.


gevo-converts-plant-scraps-into-biofuel_cpelJ_69-300x151.jpg

Công ty này sử dụng một loại men đặc biệt có khả năng chuyển hoá xenlulozo trong thân cây và trong mùn cưa thành butanol (một thành phần của xăng). Sau giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể đưa butanol trở thành nhiên liệu cho động cơ phản lực.


“Xenlulozo là nguồn đường lớn nhất trên trái đất. Nhưng khó khăn ở chỗ, viêc lấy được xenlulozo và lấy được lượng đường đó thì khó hơn nhiều so với việc lấy đường từ lõi ngô”, ông Mike Cleary, giám đốc Trung tâm Năng lượng Sinh học quốc gia ở phòng Nghiên cứu Năng lượng Tái tạo quốc gia cho biết.


Không giống như các loại nhiên liệu sinh học truyền thống (như ethanol), butanol có nhiều hơn 30% năng lượng, có khả năng đốt cháy tốt, tiêu dùng lâu hơn tính trên một gallon (đi được quãng đường nhiều hơn).


Để làm ra nhiên liệu sinh học, công ty sử dụng một loại men hay một loại vi khuẩn để chuyển hoá tinh bột thành đường sau khi đã được lên men. Bên cạnh đó, butanol có thể chuyển hoá dễ dàng thành các sản phẩm hoá học khác do cấu trúc phân tử của nó. Ngày nay, các nhà máy lọc dầu đều sử dụng các sản phẩm hoá học từ dầu.


Công nghệ của Gevo vẫn sẽ phải được chứng minh trên khía cạnh thương mại sau khi sản phẩm của nó được tung ra thị trường với mức giá cạnh tranh hơn so với xăng và ethanol.


Hương Bùi (theo Greenoptimistic.com)