-
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp NLSH Việt Nam đang tăng tốc nhanh. Theo kế hoạch, đến năm 2011, cả nước sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu đi vào hoạt động với tổng công suất 365.000 tấn/năm đủ để pha chế 7,3 triệu tấn xăng E5. Phấn đấu đến năm 2025, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
-
Tại Diễn đàn kinh tế các nước Đông Á diễn ra ở TP Hồ Chí Minh vào đầu tháng 6-2010, các chuyên gia khoa học, kinh tế, tập đoàn đa quốc gia đã nêu nhiều giải pháp tìm kiếm những nguồn năng lượng mới, trong đó có nhiên liệu sinh học (NLSH) để từng bước bổ sung và thay thế nguồn năng lượng từ dầu mỏ.
-
Các tiến bộ gần đây trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học từ tảo bao gồm một khám phá của Đại học Teas A & M về một loài tảo có thể chuyển đổi trực tiếp thành nhiên liệu hóa thạch, và có thể tiến tới sự phát triển của giống mới có năng suất cao của tảo
-
Chính phủ liên bang Australia cũng đã trao giải thưởng cho nhóm nghiên cứu trên sau khi quá trình thực nghiệm tại khu vực Burnett, phía nam tiểu bang Queensland, thành công tốt đẹp.
-
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đưa ra một bản báo cáo ngày 23/6 nêu chi tiết những chiến lược nhằm tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học để đạt được Tiêu chuẩn về nhiên liệu tái chế (RFS2) yêu cầu người tiêu dùng Mỹ sử dụng 36 tỷ galon nhiên liệu sinh học đến năm 2022.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH), mạng lưới thí điểm cung cấp nhiên liệu sinh học và các mô hình thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh học (B5).
-
Một nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu năng lượng sinh học Great Lakes (GLBRC), thuộc Sở năng lượng Hoa Kỳ (DOE), đã nghiên cứu một phương pháp rất hữu hiệu nhằm giải mã những bí mật xung quanh sự phân rã sinh khối, một bước tiến quan trọng trong việc phát triển nhiên liệu sinh học xenluloza có hiệu quả kinh tế cao.
-
Nếu nhiên liệu có thể được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên thì mọi loại cây cỏ hay chất thải động vật, nhiều loại rác có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học hoặc các dạng năng lượng sạch khác dùng trong công nghiệp hay cho ô tô.
-
Nếu một quốc gia có nguồn ngân sách khổng lồ nhưng tài nguyên đất đai hạn hẹp: vậy thì nguồn năng lượng tái tạo nào có tiềm năng lớn nhất? Giáo sư trường ĐH Rutgers, Clinton Andrews và các đồng nghiệp đã thử nghiệm một số ý tưởng và đưa ra những vấn đề gây bất ngờ. Họ vạch ra những giới hạn rõ ràng về một số công nghệ, đáng chú ý là nhiên liệu sinh học, rồi đưa ra kết luận rằng khó khăn lớn hơn cả đối với năng lượng tái tạo và đất đai là địa điểm được chọn khai thác năng lượng đặc biệt là đường truyền dẫn.
-
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng... Ứng phó với tình trạng đáng lo ngại này không gì khác hơn là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ gió, nước và từ các nguồn địa nhiệt.
-
Phát hiện thú vị của các nhà nghiên cứu Trường đại học Michigan, Mỹ cho thấy, đun nóng vi tảo trong thiết bị đun cao áp có thể đẩy nhanh quá trình tạo dầu thô từ hàng triệu năm (trong tự nhiên) xuống vài chục phút.
-
Malaysia đã kêu gọi các công ty xăng dầu bù giá cho dầu diesel pha dầu cọ, được bán ra từ tháng Sáu tới, nhằm bắt đầu đưa loại nhiên liệu xanh này vào sử dụng sau bốn năm trì hoãn.
-
Nhờ công nghệ biến đổi gien, loài cây vốn gây nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người có thể trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học cho các động cơ. Theo GS.TS sinh học Vyacheslav Andrianov và các đồng sự, cây thuốc lá không những có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, mà còn hiệu quả hơn nhiều so với các cây nông nghiệp, cung cấp tư duy mới giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
-
Ông Jonathan Coppess, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng chương trình BCAP đang mang lại cho các nhà sản xuất sinh khối, các đơn vị chế tạo năng lượng và cả xã hội rất nhiều ích lợi. Đầu tháng 4 năm nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chấp nhận 4.605 hợp đồng vận chuyển hơn 4,18 triệu tấn sinh khối và thanh toán hơn 165,2 triệu USD cho những người sở hữu nguồn sinh khối này thông qua thanh toán bù trừ theo giai đoạn một của BCAP.
-
Sự khám phá ra dầu mỏ đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ đã đóng góp trong tất cả các lĩnh vực đời sống nói chung và các ngành năng lượng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu việt, chúng ta không thể không nói đến những vấn đề tồn tại do quá trình khai thác và sử dụng dầu mỏ gây ra, đáng kể nhất là sự ô nhiễm môi trường do khí thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu.
-
Sân bay John Lennon ở thành phố Liverpool của Anh sẽ trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ biến hơi thở của hành khách thành nhiên liệu sinh học, nhằm tiết kiệm chi phí xăng dầu.
-
Vỏ tôm có thể góp phần đáng kể vào quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.
-
Hàng trăm nghìn tấn dưa hấu bị vứt bỏ hàng năm trên khắp thế giới có thể trở thành nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ethanol là loại nhiên liệu dạng cồn được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn (như bắp, lúa mì, lúa mạch). Ngoài ra, chất cồn này còn được sản xuất từ cây, cỏ có chứa cellulose. Người ta gọi đó là ethanol sinh học. Ethanol là chất phụ gia để tăng trị số Octane (trị số đo khả năng kích nổ) và giảm khí thải độc hại của xăng.
-
Được phát triển bởi đại học Twente - Hà Lan, một loại màng lọc mới có thể chịu được nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài. Chiếc màng lọc có kích thước phân tử này có khả năng có lọc các phân tử nước ra khỏi dung môi và nhiên liệu sinh học. Đây là một giải pháp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả để thay thế cho các kỹ thuật chưng cất hiện tại.
-
Mới đây Công ty Mascoma đã công bố những tiến bộ quan trọng trong việc nghiên cứu quy trình xử lý sinh học thống nhất (CBP), chiến lược xử lý trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối Xenluloza. CBP bỏ qua quá trình sản xuất các enzym xenlulaza rất tốn kém bằng việc sử dụng các vi sinh vật được thiết kế để tạo ra xenlulaza và ethanol năng suất cao.