-
Pin CIGS rẻ hơn loại pin silicon nhờ chi phí cho chế tạo và nguyên liệu thấp hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cũng thấp hơn. Pin CIGS được làm từ những nguyên liệu có khe vùng thẳng (direct band-gap) nên chúng có xu hướng hấp thụ ánh sáng rất mạnh, chỉ 1 – 2 micromet pin CIGS là đủ để hấp thụ phần lớn ánh sáng mặt trời.
-
TS Nguyễn Thanh Lộc và TS Nguyễn Thế Vinh, ĐH Bách khoa TP HCM vừa giới thiệu công nghệ làm pin mặt trời với giá bán chỉ bằng 1/4 so ngoại nhập - chưa tới 300 USD cho m2.
-
Một dàn pin mặt trời phủ có diện tích hơn 100 m2 vừa cấp điện cho tòa nhà, vừa hòa điện lưới đảm bảo tòa nhà luôn có điện...
Hơn thế nữa, nó còn thể tận dụng điện lưới vào giờ thấp điểm, giá điện rẻ để tranh thủ sạc lại hệ thống điện mặt trời. Đó là ưu điểm của công nghệ mới vừa được thử nghiệm tại TP.HCM.
-
Loeung Keosela, giám đốc điều hành của REF – một tổ chức được hỗ trợ bởi Ngân hàng thế giới đang hướng tới việc cung cấp điện cho mọi ngôi làng ở Campuchia vào năm 2020 – cho biết trên tờ Phnom Penh Post, tổ chức này có kế hoạch bán những tấm pin mặt trời cho các hộ gia đình ở nông thôn với hình thức trả góp hàng tháng.
-
Đây là chiếc máy giặt được thiết kế từ các vật liệu rất đơn giản: Bánh xe đạp, tre nứa, tấm pin mặt trời… do các sinh viên Pháp chế tạo ra.
-
Một nhóm nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đang tập trung nghiên cứu các bước cơ bản để tạo ra nhiên liệu tổng hợp lỏng với sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Mục đích của quá trình này là giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
-
Hiện nay, pin mặt trời hiệu suất cao chỉ được dùng cho các thiết bị ngoài vũ trụ vì chi phí rất lớn. Trường đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, với 1,2 triệu euro tiền tài trợ từ chính phủ, muốn phát triển loại pin mặt trời giá rẻ hiệu suất cao. Họ hình dung rằng, pin mặt trời của họ sẽ có hiệu suất 65%, vượt xa cả hiệu suất của các vệ tinh.
-
Trong 5 năm tới, các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nhập từ châu Phi. Cụ thể hơn là họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng điện thu được từ một hệ thống pin mặt trời khổng lồ, lắp đặt trên sa mạc Sahara. Thông tin đó đã được đại biểu Ủy ban năng lượng châu Âu - ngài Guenther Oettinger công bố sau cuộc họp Ủy Ban giữa tuần qua, sau gần 1 năm kể từ khi tổ chức Desertec đưa ra ý tưởng
-
Các tấm pin mặt trời là một giải pháp năng lượng rất hiệu quả đối với các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong một số cộng đồng dân cư thì pin mặt trời vẫn không được phép sử dụng hoặc bị giới hạn lắp đặt trên mái nhà. Vì vậy, công ty công nghệ Tegolasolare của Ý đã kết hợp giữa cổ điển và hiện đại bằng cách tích hợp những tấm pin mặt trời lên những viên ngói đỏ. Với giải pháp này, các hộ gia đình có thể giảm bớt chi phí năng lượng trong khi vẫn giữ được kiến trúc của ngôi nhà.
-
ãng sản xuất chip National Semiconductor, Mỹ cũng có ý tưởng làm cho các tấm pin mặt trời thông minh hơn. Họ đã phát triển một chip tích hợp vào các ngăn tiếp xúc nhau của tấm pin mặt trời nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất điện năng.
-
Máy bay năng lượng mặt trời đã sẵn sàng cất cánh thêm 1 lần nữa, lần này là vào ban đêm. Đây sẽ là chuyến bay đêm có người lái đầu tiên chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Solar Impulse (tên nhóm thí nghiệm) sẽ cất cánh từ một phi trường tại Thụy Sĩ vào một ngày có nhiều nắng vào khoảng cuối tháng 6. Sau đó, nó sẽ bay vòng quanh, xạc điện cho những tấm pin mặt trời ở hai bên cánh để trữ đủ năng lượng cho động cơ chạy đến tối.
-
Hệ thống pin mặt trời thuộc loại lớn nhất thế giới với diện tích 17.000m2 – bằng khoảng hai sân bóng đá gộp lại - đã được lắp tại nhà máy sản xuất siêu xe Lamborghini tại Sant’Agata Bolognese, Italy.
-
Một tế bào năng lượng kích thước nano mô hình cấu trúc xoắn đồng trục có khả năng cung cấp năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ tế bào nào trước đó, giúp tạo ra một loại pin năng lượng mặt trời màng mỏng sử dụng công nghệ nano, giải quyết được những khó khăn vốn có liên quan đến việc tập trung ánh sáng và tạo ra dòng điện của tế bào thường.
-
Công ty đặt mục tiêu đạt được hiệu suất 21,5% cho sản phẩm của mình, và hiệu suất trong phòng thí nghiệm là 23,5% trong vòng 3 năm tiến hành dự án bắt đầu từ tháng 6 năm 2010. Để đổi lấy việc nắm quyền sở hữu trí tuệ của dự án này, Trina Solar sẽ chịu toàn bộ chi phí nghiên cứu.
-
Thay cho những tấm pin mặt trời truyền thống phải đặt trên mặt phẳng, tốn diện tích, các kiến trúc sư đã đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng: đó là loại bóng SunHope, có thể thu nắng trên bất kỳ địa hình nào.
-
Tập đoàn SunPower của Mỹ vừa cho ra mắt chuỗi sản phẩm mới mang tên SunPower E19. Dòng sản phẩm này có nhiều ngăn hơn với cấu hình 96 hoặc 72 tế bào quang điện và có hiệu suất trên 19%. SunPower E19 gồm hai loại pin mặt trời: loại 96 tế bào, công suất 318 W có hiệu suất 19,5% và loại 72 tế bào, công suất 238 W có hiệu suất là 19,1%.
-
Năng lượng mặt trời chiếu xuống các tế bào của vi khuẩn đỏ dưới dạng các “hạt” ánh sáng gọi là các photon, được hấp thụ bởi cơ chế hút ánh sáng nằm trong một kết cấu đặc biệt, được gọi là màng quang hợp. Trong tấm màng này, ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học giúp tế bào hoạt động.
-
Nghiên cứu mới ứng dụng hiệu ứng plasmon đã khắc phục hạn chế trước đây về khả năng hấp thụ ánh sáng để chuyển hóa thành điện năng của pin mặt trời.Từ trước đến nay, tồn tại chủ yếu hai loại pin mặt trời: loại thường và loại màng mỏng làm từ silicôn hoặc tê-lu-rit cadium nhưng chúng đều gặp những rắc rối về chi phí hay hiệu năng.
-
"Các polymer truyền dẫn (chất dẻo) đã được phát triển từ lâu, nhưng việc biến chúng thành một vật hữu dụng nhằm sản xuất điện thì trước đây chưa từng có", giáo sư Yueh Lin Loo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
-
Hãng Ascent Solar Technologies, Inc chuyên về phát triển những tấm pin mặt trời mỏng và linh hoạt cho biết: Công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm du lịch Samsonite sẽ tung ra sản phẩm có tích hợp pin siêu nhẹ và bền CIGS của hãng vào mùa hè năm nay.