Pin mặt trời Plasmonic nghệ thuật bắt giữ ánh sáng
09/05/2010
Nghiên cứu mới ứng dụng hiệu ứng plasmon đã khắc phục hạn chế trước đây về khả năng hấp thụ ánh sáng để chuyển hóa thành điện năng của pin mặt trời.Từ trước đến nay, tồn tại chủ yếu hai loại pin mặt trời: loại thường và loại màng mỏng làm từ silicôn hoặc tê-lu-rit cadium nhưng chúng đều gặp những rắc rối về chi phí hay hiệu năng.
Nghiên cứu mới ứng dụng hiệu ứng plasmon đã khắc phục hạn chế
trước đây về khả năng hấp thụ ánh sáng để chuyển hóa thành điện năng của pin mặt
trời.
Từ trước đến nay, tồn tại chủ yếu hai loại pin mặt trời: loại
thường và loại màng mỏng làm từ silicôn hoặc tê-lu-rit cadium nhưng
chúng đều gặp những rắc rối về chi phí hay hiệu năng.
Thạc sĩ Kylie Catchpole, ĐH Quốc gia Australia ở Canberra đã nghiên cứu nhằm giải
quyết được vấn đề khó khăn của cả hai loại pin trên, tạo ra loại pin mới có hiệu
suất cao. Ý tưởng đến với cô, đó là Plasmonic, một đặc tính quang học kỳ lạ của
kim loại.
Sơ đồ miêu tả nguyên tắc làm việc dựa trên hiệu ứng plasmon
của kim loại
Plasmon là một loại sóng di chuyển thông qua các electron
trên bề mặt kim loại bị kích thích bởi ánh sáng.
Hiệu ứng plasmon hình thành trên bề mặt phân tử làm chệch hướng các photon ánh
sáng, khiến chúng bật lại và đi tiếp về phía pin. Chính điều này làm tăng mức hấp
thụ những tia sáng có bước sóng dài hơn.
Trong thí nghiệm này, pin mặt trời của Catchpole đã sản sinh ra điện ở mức hiệu
suất 30%, cao gấp đôi so với loại pin mặt trời silicon mảng mỏng thông thường.
Triển vọng của nó rất lớn nếu Catchpole có thể kết hợp công nghệ phân tử nano của
mình vào quá trình sản xuất trên quy mô thương mại, nó có thể thay đổi nền công
nghiệp năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
Người dùng có xu hướng sẵn sàng chi thêm tiền để sở hữu các mẫu điều hòa có khả năng tiết kiệm điện, nhằm giảm gánh nặng tài chính trong quá trình sử dụng.
Tiết kiệm năng lượng tại nhà không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số câu chuyện điển hình về các gia đình đã thành công trong việc tiết kiệm năng lượng và những kết quả tích cực từ việc thay đổi thói quen hàng ngày.
Theo báo cáo Tổng quan thị trường công trình xanh Việt Nam năm 2024 do hệ thống chứng nhận Edge và Tổ chức tài chính quốc tế IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới (World Bank) phát hành, đến nay Việt Nam có 559 công trình được chứng nhận xanh. Con số này vượt xa mục tiêu đặt ra trước đó (80 công trình xanh năm 2025 và 150 vào năm 2030) tại Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhờ áp dụng tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã giúp Cao ốc Vietcombank giảm tổng lượng điện tiêu thụ từ 6,372,900 kWh (năm 2019) xuống còn 5,466,000kWh (năm 2023), tương đương tỉ lệ tiết kiệm là 14%.