-
Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim mà còn là trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đứng thứ 3 cả nước về số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện rất cao, công suất tiêu thụ cực đại hiện nay là 250MW, sản lượng điện cần khoảng 4,5 triệu kWh/ngày, trong đó điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm gần 80%.
-
Động cơ và máy bơm là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chiếm khoảng 80% tổng năng lượng điện của một cơ sở sản xuất. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho phép các động cơ và máy bơm có thể tiết kiệm điện khoảng 20% tổng khối lượng điện năng tiêu thụ.
-
Xe năng lượng mặt trời của Ezinc được thiết kế và sản xuất bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm và kỹ sư tương lai của Ezinc từ Đại học Erciyes. Đội Ezinc thiết kế và sản xuất chiếc xe này trong 2 năm. Có 39 chiếc xe năng lượng mặt trời trong cuộc đua. Ezinc-ERU mobil hoàn thành cuộc đua với thành công và xếp hạng 8 trong 39 xe ô tô.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, nên lượng điện cung cấp chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh. Vì vậy, công tác tiết kiệm điện luôn là vấn đề khiến dư luận rất quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, Bản tin TKNL đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Hiền - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu.
-
Các gia đình nên lựa chọn những thiết bị chiếu sáng áp dụng công nghệ cao và tiết kiệm điện như bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang T8 và T5... Chọn mua những sản phẩm điện của những nhà sản xuất có uy tín đã được công bố chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định. Tuyệt đối không mua những sản phẩm quảng cáo tiết kiệm điện nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận chất lượng.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tháng 7 năm 2006 Công ty Cổ phần may Hưng Yên đã triển khai thí điểm một số giải pháp hiệu quả điện năng. Qua thời gian thử nghiệm dự án đã mang lại kết quả tiết kiệm 20% điện năng với hệ thống chiếu sáng và trên 40% với thiết bị sewsaver cho động cơ máy may.
-
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng tới 1/4 nhu cầu điện của thế giới vào năm 2050, song các nhà sản xuất cần được chính phủ hỗ trợ trước khi thu lợi nhuận. Giá điện Mặt Trời phát vào lưới điện hoặc sử dụng tại chỗ ở mức cao đã giúp Tây Ban Nha trở thành thị trường điện Mặt Trời lớn nhất thế giới năm 2008, song đổi lại chính phủ nước này đã phải bỏ ra hàng tỷ Euro. Năm ngoái, giá bán điện Mặt Trời ở Tây Ban Nha đã giảm 45%.
-
Sau hơn 3 tháng vận hành thử nghiệm, xưởng thực nghiệm năng lượng sinh học đã cho ra lò mẻ cồn đầu tiên từ rơm rạ với hiệu suất đạt 5% - 100kg rơm rạ ban đầu cho 21 lít cồn 97%.
Cồn này sẽ được tiếp tục chưng cất để cho ra cồn tinh khiết 99,6% làm nhiên liệu cho động cơ. Đây là xưởng sản xuất nhiên liệu sinh học có công suất khoảng 80 lít nhiên liệu thành phẩm /tháng.
-
Ngày 14/5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Công nghiệp năng lượng Đông Dương đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời công suất 120 MW/năm. Nhà máy có tổng công suất 120 MW/năm, xây dựng trên diện tích gần 12 ha gồm 4 modul và các dây chuyền phụ trợ công nghệ châu Âu và Mỹ. Tổng mức đầu tư 390 triệu USD.
-
Hydro là một loại nhiên liệu sạch mà hiện nay hầu hết được sản xuất từ khí thiên nhiên, do đó sinh ra rất nhiều CO2. Một phương pháp mới, sạch hơn là sản xuất nhiên liệu hydro từ ánh sáng mặt trời và nước. Quá trình này gọi là quang-điện hóa, hay PEC, để phân tách phân tử nước. Khi ánh sáng mặt trời tác động vào các tấm pin PEC, năng lượng mặt trời được hấp thụ và sử dụng để phân tách phân tử nước thành là hydro và oxy.
-
Anh Paul Parton – nông dân tại Shrosphire có thể kiếm được 500 nghìn bảng Anh trong 25 năm tới bằng cách tự sản xuất năng lượng thông qua tấm pin mặt trời được lắp đặt trên nóc các trang trại nuôi gia cầm.
-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Biết cách quản lý tốt trong khâu sử dụng năng lượng sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho DN. Tuy nhiên công tác quản lý phải được tiến hành song song với việc đầu tư công nghệ hiện đại, đầu tư các thiết bị kiểm đếm năng lượng thì mới giảm thiểu được những tổn thất về năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng xấu từ việc sử dụng năng lượng tới môi trường.
-
Theo hãng này công bố thì chip của Via có thể tiết kiệm tới 21% điện năng so với các đối thủ cạnh tranh. Bộ xử lý của Via sản xuất là dựa trên công nghệ 40nm. Ở phiên bản 64 bit, tốc độ 1,2+Ghz có bộ nhớ đệm L2 4MB và Buss 1333Mhz cho ép tăng xung nhịp lên tới 1,46Ghz. Bộ xử lý này có kích thước chỉ bằng đồng xu, chip hoàn toàn tương thích với các hệ thống hiện có của hãng.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Sản lượng điện tiết kiệm tháng 4/2011 của TP.HCM là 30,9 triệu kWh, trong đó, chiếu sáng công cộng là 6,9 triệu kWh, sản xuất công nghiệp là 6,25 triệu kWh, cơ quan hành chính sự nghiệp là 3,64 triệu kWh và thắp sáng sinh hoạt là 14,11 triệu kWh. Song song đó, tăng cường kiểm tra và làm việc với các công ty quảng cáo thực hiện tiết giảm 50% sản lượng điện tiêu thụ, không để có trường hợp sử dụng lãng phí điện và tắt hẳn sau 22 giờ hằng ngày.
-
Theo một cáo cáo mới của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) được công bố ngày 9/5 tại một hội nghị công nghiệp ở Amsterdam (Hà Lan), Đan Mạch là nước từ lâu đã đi đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, thu được 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ công nghệ năng lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng, tương đương 6,5 tỷ euro (9,4 tỷ USD).
-
Hội đồng kĩ thuật Pakistan (PEC) đã sẵn sàng thiết lập hệ thống sản xuất điện lưới mặt trời trong cả năm nay, nhằm vượt qua tình trạng khủng hoảng năng lượng. Trả lời trong cuộc họp báo ngày thứ 7 vừa qua, thượng nghị sĩ Rukhsana Zuberi, chủ tịch PEC nói: “Hệ thống điện mặt trời và lưới thông minh này sẽ trở thành hiện thực trong vòng chưa đến 1 năm tới”.
-
Ðể chủ động đối phó giá điện, xăng dầu và giá than tăng, nhiều doanh nghiệp xi-măng đã 'tự cứu lấy mình' bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng công suất lên từ 1,5 đến 2 triệu tấn/năm. Hiện nay một số nhà máy xi-măng phía nam đã áp dụng công nghệ thu nhiệt thừa để tái sản xuất xi-măng, giảm bình quân từ 25 đến 30 kWh điện/tấn (một tấn xi-măng tiêu hao từ 95 đến 100 kWh).
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trao các khoản hỗ trợ nghiên cứu cho năng lượng sinh học và các sản phẩm sinh học nhằm phát triển hơn nữa các dự án mang tính bền vững. Sau quá trình lựa chọn, các dự án được lựa chọn sẽ thực hiện triển khai các hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mang tính bền vững ở ngay tại địa phương.