-
Trong giai đoạn tiếp theo mục tiêu là tiết kiệm 5-8% tổng năng lượng tiêu thụ. Con số đó quả là thách thức lớn đòi hỏi các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải tích cực hơn nữa. Về phía Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, làm thế nào để phát huy được vai trò của mình như tôn chỉ đề ra chính là điều Ban chấp hành Hội luôn trăn trở.
-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Sản xuất điện là nhóm ngành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thực tế, Bình Thuận đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án điện năng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển...
-
Công ty mẹ của Doosan Vina là Công ty công nghiệp nặng và xây dựng Doosan đã ký hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD xây dựng nhà máy điện Mông Dương tại tỉnh Quảng Ninh - nơi có tiềm năng về nguồn tài nguyên than và vùng biển nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển.
-
Theo một bản báo cáo được công bố tuần qua, Mỹ vẫn chưa thể khai thác được tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi. Bản báo cáo này đòi hỏi Mỹ cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc phát triển điện gió ngoài khơi Đại Tây Dương.
-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Ngày 9/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) đối với khu vực sông Danube với mục tiêu khai thác tiềm năng kinh tế to lớn và cải thiện điều kiện môi trường của khu vực có 115 triệu dân sinh sống này.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Nhận thức rõ tình trạng trên, chuyên gia Jeffrey Grossman của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và đồng sự đã thực hiện một số nghiên cứu có thể dẫn đến sự ra đời của một phương pháp hoàn toàn mới: thu và dự trữ ánh sáng. Kết quả cho thấy, tiềm năng lưu trữ và vận chuyển năng lượng mặt trời là hoàn toàn khả thi nhờ phân tử fulvalene diruthenium, có gốc từ nguyên tố hiếm ruthenium.
-
IBM, một trong những công ty hàng đầu thế giới về IT và giải pháp mạng lưới thông minh đang dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ cho Ấn Độ trong vài năm tới. Tổng giám đốc của Global Energy and Utilities thuộc tập đoàn IBM phát biểu trên một tờ nhật báo kinh doanh của Ấn Độ rằng công ty của ông nhận thấy những tiềm năng phát triển vô cùng to lớn ở thị trường Ấn Độ khi mà người tiêu dùng điện ngày càng nhiều hơn.
-
Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Khu CN Trà Nóc II, Quận Ô Môn) có sản phẩm chính là thủy sản và phụ phẩm đông lạnh. Năm 2009 chi phí năng lượng của công ty là 11,3 tỷ đồng chủ yếu là điện năng và dầu DO. Thông qua kiểm toán năng lượng lãnh đạo công ty đã nhận thấy tiềm năng tiết kiệm 378 triệu đồng mỗi năm chỉ bằng 2 giải pháp đơn giản là cải tạo hệ thống chiếu sáng và giảm vận hành thiết bị vào giờ cao điểm.
-
Với quy mô thủy triều lớn thứ hai trên thế giới, khoảng 50 feet, cửa sông Severn nhiều năm được xem là như là một nguồn năng lượng tiềm năng, đặc biệt rất giàu các nguồn năng lượng tái tạo. Anh đã cam kết vào năm 2020 40% điện năng sẽ được tạo ra từ các nguồn tái tạo để đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu.
-
Với 8 giải pháp TKNL, ước tính mỗi năm doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm khoảng 875 triệu đồng. Để giảm bớt thời gian chạy non tải của động cơ theo các chuyên gia biện pháp hiệu quả nhất là lắp đặt thiết bị Powverboss. Tiềm năng TKNL khi thực hiện giải pháp này là tiết kiệm 25% tổng điện năng động cơ tiêu thụ tương đương 290 triệu đồng/năm.
-
Đồng Nai là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh với hơn 10 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Nhận thấy tiềm năng lớn từ việc thực hiện TKNL, ngay từ khi mới triển khai các dự án TKNL các doanh nghiệp trên địa bàn đã tích cực tham gia. Đến cuối năm 2009, kết quả thực hiện kiểm toán năng lượng 20 doanh nghiệp trên toàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, tổng số tiền tiết kiệm từ các biện pháp TKNL là 3.400 triệu đồng/năm, giảm phát thải CO2 khoảng 1.560 tấn/năm.
-
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã phát triển một thiết bị năng lượng mặt trời dạng keo nước - gọi là “lá nhân tạo” - có khả năng hoạt động như pin mặt trời tạo ra dòng điện. Các thiết bị này được đánh giá là nhiều tiềm năng tiết kiệm chi phí và thân thiện hơn với môi trường.
-
Nhằm giảm các chi phí đầu vào, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL). Qua kiểm toán năng lượng thí điểm cho một số DN thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau trên địa bàn, các chuyên gia nhận định, tiềm năng giảm chi phí năng lượng trong DN còn rất lớn.
-
Theo ông Qiu Guohong - đại sứ Trung Quốc ở Nepal thì Nepla có nguồn tài nguyên nước dồi dào, với công suất tiềm năng trữ nước là 83 triệu KW, chiếm 2,3 % lượng trữ nước tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, 42 triệu KW có thể được dùng để phát điện.