-
Theo tiết lộ của công ty Yonghe, kỹ thuật mới này là đổ khoảng 60kg bùn đã được lắng đọng vào một bình chứa có đường kính khoảng 1m và chiều cao khoảng 2m, sau đó dùng dung môi tẩy rửa máy móc kim loại như diclorometan để tăng nhiệt độ của lượng bùn này lên tới 80 độ C, tiếp đó lợi dụng thể khí đã được sản sinh trong phản ứng hóa học trên để hun nóng bùn trong vòng 3 giờ nữa.
-
Hai nghiên cứu sinh tại trường Kế hoạch và Kiến trúc, Viện công nghệ Massachusetts giành giải nhất trong cuộc thi quốc tế về xây dựng bền vững với đề xuất thu hồi năng lượng cơ học từ chuyển động đi lại hoặc nhảy của con người thành năng lượng điện thông qua ý tưởng có tên gọi là Crowd Farm.
-
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.
-
Ông Yasuharu Igarashi, Phó Chủ tịch Cao cấp của Tập đoàn Toshiba, nói: “Chúng tôi đã quyết định đầu tư vào bí quyết sản xuất và công nghệ của Mỹ để sản xuất nhiều nhiên liệu urani hơn phục vụ cho thị trường năng lượng hạt nhân đang tăng trưởng.”
-
Hướng tới một nền kiến trúc sinh thái, hài hòa với tự nhiên, tiết kiệm năng lượng đang là mục tiêu của cả thế giới. Chẳng thế mà các kiến trúc “tranh, tre, nứa, lá”, sử dụng khí động học của KTS Võ Trọng Nghĩa đã vinh dự đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, và hiện nay đang là đại diện cho công nghệ Việt Nam trưng bày tại World Expro 2010, đang diễn ra tại Thượng Hải.
-
Cũng tại hội thảo, Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm Việt Tiến cho biết, doanh nghiệp đã bỏ ra chưa đầy 300 triệu đồng để đầu tư tiết kiệm điện, chỉ trong vòng một tháng đã hoàn vốn, và mỗi năm tiết kiệm được 2,7 tỉ đồng. Lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng là thế, nhưng theo các chuyên gia, nhiều giám đốc doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm, dù họ là người có vai trò quyết định đến 70% sự thành công.
-
Sáng ngày 27 tháng 5, tại Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội, Triển lãm quốc tế lần 4 về điện hạt nhân đã được khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công Thương.
-
Được sản xuất trên công nghệ 32 nanometer (nm), các bộ vi xử lý này nhỏ hơn 32%1 và mang lại hiệu suất hoạt động tốt hơn 32%2, tất cả trong một thiết kế có trọng lượng nhẹ và thời trang. Những bộ vi xử lý mới này còn giảm lượng điện năng tiêu thụ hơn 15%3, mang lại thời gian sử dụng pin tuyệt vời.
-
Sáng 27 tháng 5 năm 2010, tại trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm quốc tế năng lượng hiệu quả, môi trường lần thứ 2 - ENTECH HANOI 2010. Triển lãm có quy mô hơn 200 gian hàng trên diện tích trưng bầy 15.000m2 với sự tham gia của 150 doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và môi trường. Các Doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Triển lãm sẽ kéo dài tới hết ngày 30/5/2010.
-
Bang Maryland có các thế mạnh về phát triển năng lượng sạch, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đầu tư, xuất nhập khẩu... Năm 2008, bang xuất khẩu hơn 22 triệu USD hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam và nhập khẩu hơn 65 triệu USD.
-
Mức giá ban đầu cho Mission One được thông báo là 69.000 USD cho 50 chiếc đầu tiên. Với 250 chiếc tiếp theo, công ty sẽ bán với mức giá khác
-
Một quốc gia 5 triệu dân, mật độ dân chỉ 17,1 người /km², trên diện tích không lớn 338.145 km²; gần bằng Việt Nam. Lại có đến 1/3 lãnh thổ nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực (trên vĩ độ 66) với những vùng hai tháng liền mặt trời không mọc, khí hậu lạnh giá, 1/10 diện tích là nước hồ (những 50.000 hồ), tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Ấy vậy, quốc gia này đạt được tỷ lệ 1 NMĐHN trên 1 triệu người! Một con số phản ảnh tiềm năng khoa học công nghệ lẫn trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phần Lan.
-
Những thành viên của dự án đã tiến hành những cuộc mô phỏng công trình nhằm cung cấp đầy đủ hơn những bằng chứng về khả năng thích nghi của công nghệ xanh với các vùng sa mạc, đặc biệt là, những kết quả đầu tiên được giới thiệu tại hội nghị về khí hậu Copenhagen cuối tháng 12/2009.
-
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke nói rằng Mỹ có thể tụt lại sau Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch nếu Quốc hội Mỹ không thông qua dự luật về năng lượng.
-
Sam Sung công bố kế hoạch đầu tư hơn 20,6 tỉ đôla để phát triển công nghệ sạch trong 10 năm tới. Trong đó trọng tâm đầu tư sẽ là pin năng lượng mặt trời công nghệ silicon màng mỏng; Sản xuất pin cho các dòng xe hybrid; Công nghệ đèn led và đầu tư cho y tế,dược phẩm, sinh học, thiết bị y tế công nghệ cao...
-
Nhiên liệu từ hydro rất có khả năng sẽ thực sự trở thành nhiên liệu của tương lai. ĐIều này nghe có vẻ quá sức tưởng tưởng; một nguyên liệu sạch, dồi dào, và lượng khí thải chỉ là nước. Tất nhiên, hầu hết hydro hiện nay được sản xuất từ khí gas tự nhiên, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao của xe hydrogen đã khiến các nhà sản xuất ô tô tập trung vào các công nghệ xe sạch khác dễ tiếp cận thị trường hơn.
-
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải cácbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới nước này sẽ có một nguồn thu khổng lồ nhờ xuất khẩu công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
-
Dựa trên hai báo cáo mới nhất về điện Mặt Trời công bố tại Hội nghị Kế hoạch Mặt Trời khu vực Địa Trung Hải diễn ra ở Tây Ban Nha, Giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka dự đoán các công nghệ quang điện Mặt Trời (PV) và điện Mặt Trời tập trung (CSP) sẽ có sự phát triển rõ rệt trong những thập kỷ tới.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.