Saturday, 23/11/2024 | 02:34 GMT+7
Kỳ tích đó xứng đáng với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm xây dựng nền độc lập, tự chủ của hơn 5 triệu con người sống trên đất nước Phần Lan
Kỷ lục thế giới
"Cứ một triệu dân có một
nhà máy điện hạt nhân. Kỷ lục thế giới đó đang
trong tầm tay Phần Lan", người viết bài này chia sẻ ngay nhận xét vui
đó với anh bạn đến từ Tập đoàn Năng lượng Phần Lan, Pekka
TIUSANEN, đồng hành trong chuyến thăm gần đây đến công trường xây
dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Framanville 3 bên bờ biển Manche, nước
Pháp.
Nhà máy điện hạt nhân Flamanville 3, Pháp, đang xây dựng
Đúng
vậy. Pekka xác nhận dân số Phần Lan là gần 5,3 triệu người, và ở đó
đang trong giai đoạn cuối xây dựng NMĐHN thứ 5, hay lò phản ứng năng lượng thứ
5.
Một quốc gia 5 triệu dân, mật độ dân chỉ 17,1
người /km², trên diện tích không lớn 338.145 km²; gần bằng Việt
Ấy
vậy, quốc gia này đạt được tỷ lệ 1 NMĐHN trên 1 triệu người! Một con số phản
ảnh tiềm năng khoa học công nghệ lẫn trình độ phát triển kinh tế xã hội
của đất nước Phần Lan.
Chiến lược khôn ngoan
Phần Lan ở giữa hai nước lớn - Thuỵ Điển và đặc biệt chú gấu Nga vĩ đại, trong lịch sử nhiều năm thay nhau đặt “ách” bảo hộ lên đất nước Phần Lan.
Tôi hỏi lý do nào khiến Phần Lan xây nhiều NMĐHN
như vậy, anh bạn Pekka kể ra một số lý do. Trước hết, Phần
Lan tiếp giáp với Bắc cực, quanh năm lạnh giá, nhu cầu sống lại rất cao; đòi
hỏi rất lớn về điện năng để sưởi, thắp sáng và các sinh hoạt khác…
Nhiều vùng Phần Lan suốt 2 tháng trời không có mặt trời
Mặt khác, là một nước rừng chiếm gần 2/3 diện tích, ngành công nghiệp gỗ giấy của Phần Lan chiếm 45% số ngoại tệ thu được. Do đó, nhu cầu điện cho ngành công nghiệp này rất lớn. Ngành giao thông cũng tiêu tốn nhiều năng lượng ở một đất nước khá rộng và địa hình phức tạp, các khu công nghiệp và dân cư sống rải rác; chỉ 30% tập trung trong thành phố.
Rất
nghèo khoáng sản nhiên liệu, Phần Lan không thể phụ thuộc mãi vào
nguồn dầu mỏ và khí đốt của người láng giềng khổng lồ. Và Điện Hạt nhân đã
được lựa chọn .
Kết quả là ngày nay Phần Lan đang vận hành 4 lò phản ứng. Hai lò VVER-440 công suất 448 MW (Mêga-Oát) đặt ở Loviisa nhập từ Liên xô (cũ). Điều đáng chú ý là khi xây dựng, phía Phần Lan đã yêu cầu nhà cung cấp Liên xô điều chỉnh một số điểm quan trọng trong thiết kế và thay thế một số bộ phận thiết bị bằng cách mua thêm từ các nước phương Tây nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn ở mức cao hơn của Phần Lan. Chính nhờ vậy, sau này các lò phản ứng vẫn tiếp tục vận hành mà không cần cải tạo như những lò tương tự ở các nước Đông Âu khác.
Rừng chiếm 2/3 diện tích Phần Lan
Hai lò thứ 3 và thứ 4 khác được
xây dựng ở Olkiluoto (gọi là NMĐHN Olkiluoto 1 và Olkiluoto 2)
với công suất mỗi lò 735 MW thuộc lò nước sôi BWR theo thiết kế của Thụy Điển,
đã đi vào hoạt động từ những năm 1972 và 1982.
Hệ thống 4 NMĐHN nói trên đáp ứng 25% nhu cầu điện năng của Phần Lan, giúp nước này đáp ứng căn bản các nhu cầu về năng lượng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Vượt qua ghềnh thác
Đáng lẽ, giờ đây Phần Lan đã có những 6 NMĐHN, nếu như không xảy ra sự cố Chernobyl năm 1986.
Đề án xây dựng lò thứ 5 và thứ 6 của Phần Lan đã đề
xuất từ 30 năm trước, khi lò phản ứng thứ 4 bắt đầu hoạt động, năm 1982. Nhưng
rồi với sự cố Chernobyl, đề án về các lò nói trên bị quốc hội xếp lại năm 1993.
Cụm 3 nhà máy điện hạt nhân trên đảo Olkiluoto, Phần Lan
Lò phản ứng
thứ 5 nhập của Framatome là lò EPR (Lò nước áp lực
châu Âu), thuộc thế hệ III hiện đại nhất hiện nay. Đến
thời điểm này, trên thế giới chỉ có 2 lò EPR đầu tiên và cùng
song hành xây dựng, một là Framanville 3, ở Pháp và một là Olkiluoto
3, ở Phần Lan.
Olkiluoto 3 đang mọc lên ở Phần Lan
Công trình lò thứ 5 của Phần Lan khởi công năm
2005 và dự kiến hoàn thành trong năm 2010. Nhưng do những trục trặc
giữa hai phía, Pháp và Phần Lan, về kỹ thuật xây dựng,
về luật lệ an toàn và cả sự thay đổi giá cả nên tiến
độ bị kéo dài và chi phí bị đội lên.
Tuy vậy, theo anh bạn Pekka TIUSANEN, công trình xây dựng NMĐHN thứ 5 này vẫn tiến triển vào giai đoạn cuối. Đích thời gian là: năm 2012.
Với tiến độ đó, tỷ lệ điện hạt nhân sẽ tăng, từ 25% hiện nay lên 30-40% trong vài ba năm sắp tới. Quốc gia ở cực bắc địa cầu này đang tiến gần đến kỳ tích thực sự: “Một nhà máy điện hạt nhân trên một triệu người”. Kỳ tích đó xứng đáng với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm xây dựng nền độc lập, tự chủ của 5 triệu con người sống trên đất nước Phần Lan.
TS Trần Thanh Minh