Friday, 08/11/2024 | 05:41 GMT+7

Lò gạch nung tiết kiệm nhiên liệu không gây ô nhiễm

01/06/2010

Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.

Chỉ vài ngày nữa, ngày3/6  tại tại Rwanda dự án "Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ  khí hóa trấu" của Việt Nam sẽ vinh dự được trao giải thưởng Năng lượng toàn cầu 2009.

 

Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để  mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.

 

Giải quyết bài toán phế  phẩm… trấu

 

Theo ông Lê  Hoàng Việt, giám đốc Enerteam, về thiết kế, các lò gạch này  được thiết kế thành 4 buồng (nung, gia nhiệt, sấy và làm nguội), hoạt động theo cơ chế tuần hoàn, hoán đổi vị trí liên tục. Hệ thống này cho phép tái sử dụng khói thải nóng từ buồng nung chín dẫn qua buồng gia nhiệt và cho cả buồng sấy.


dottrau_5076_dokhanh03.jpg


Ngoài ra, còn giảm đến 35% lượng trấu sử dụng so với lò gạch thủ công. Chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, tỷ lệ phế phẩm dưới 2%.   

 

 Các buồng trên sẽ lần lượt thay đổi chức năng cho nhau, do đó quá trình đốt sẽ được duy trì liên tục và gạch cũng được làm nguội cho ra sản phẩm liên tục không bị gián đoạn. Tại buồng làm nguội, gạch thành phẩm sẽ được lấy ra, sau đó cho gạch sống vào buồng làm nguội và buồng này trở thành buồng nung.

 

Tùy vào quy mô thiết kế, mỗi buồng có sức chứa từ  1.800 - 3.000 viên gạch. Mỗi chu kỳ đốt lò cho ra sản phẩm là 12 giờ.

 

Với lò  đốt bán liên tục này, lượng khí thải ra môi trường giảm thiểu, đạt tiêu chuẩn Việt Nam về khí  thải môi trường. Ngoài ra, còn giảm đến 35% lượng trấu sử dụng so với lò gạch thủ công. Chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, tỷ lệ phế phẩm dưới 2%.   
 
Công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng

 

KS Thu Giang, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, việc áp dụng sản xuất bằng tổ hợp lò nung - hệ thống khí hóa trấu đã giúp tăng hiệu quả sử  dụng năng lượng trong ngành sản xuất đất sét nung.

 

Do tận dụng được nguồn nguyên liệu trấu (phế phẩm nông nghiệp) dồi dào tại địa phương làm chất đốt thay thế  cho nhiên liệu hóa thạch (than đá) nên vừa giảm đáng kể chi phí sản xuất, vừa thiết thực bảo vệ  môi trường do giảm phát thải khí CO2. 
 
Sử dụng hệ thống khí hóa sẽ tạo nên sức cháy cao, nhiệt độ đồng đều và có cả hệ thống điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng loại sản phẩm. Do đó, sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho các sản phẩm cao cấp như gạch tàu, gạch ngói, gốm đỏ hoặc sản phẩm có phủ men.

 

Đối với lò khí hóa trấu, nguyên tắc chính là đốt trấu trong môi trường yếm khí tạo ra khí gas từ nhiên liệu rắn. Khí này sau đó được đưa qua một hoặc nhiều bộ lọc để trở thành khí sạch. Số lượng bộ lọc phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm (nếu sản phẩm là gốm tráng men, yêu cầu khí gas phải thật sạch).

 

Sau quá  trình nhiệt phân, phần còn lại của trấu không cháy  được là tro, sẽ được tháo ra khỏi lò bằng nước để được dẫn tới hồ chứa tro. Nước này lại được tái tuần hoàn để đưa trở vào phục vụ việc tháo tro. Như vậy, hệ thống này sẽ không thải nước ra ngoài môi trường. Tro được vun đống bán lại cho các nhà vườn (trồng hoa kiểng, ruộng mía). 
 

Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng tại Công ty Tân Mai (thị xã  Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), chuyên sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, gạch, ngói... với công suất trung bình 650.000 sản phẩm đất nung/năm, chất lượng ổn định.

 

Việt Nhân