-
Theo thống kê của Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hải Phòng trong năm 2009.Từ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trong các lĩnh vực khác nhau trên địa Thành phố cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị này là khá lớn: Công nghiệp xi măng là 50%; Công nghiệp dệt may là 30%; Tòa nhà Thương mại là 25%; Công nghiệp thép là 20%; Công nghiệp chế biến thực phẩm là 20% và Sử dụng nước là 15%.
-
Kết quả kiểm toán tại các đơn vị sàng tuyển cho thấy, mỗi năm khối này tiết kiệm được 4,9 triệu Kwh điện tương đương gần 5 tỷ đồng. Tiềm năng tiết kiệm điện của các đơn vị sản xuất cơ khí là khoảng 10% tương ứng gần 2 triệu Kwh điện. Tại các đơn vị vận tải, ước tính mức tiết kiệm 1% nhiên liệu tiêu thụ thì mỗi năm đã tiết kiệm được 1,9 triệu lít dầu và 58 nghìn lít xăng.
-
Ngày 10/5, Công ty TNHH GE Việt Nam thuộc Tập đoàn năng lượng GE (Hoa Kỳ) xuất xưởng sản phẩm máy phát điện tua-bin gió đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.Như vậy, sau đúng 1 năm khởi công xây dựng tại Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng, GE Việt Nam đã cho ra sản phẩm đầu tiên công suất 1,5MW.
-
Tận dụng nhiệt khí xả động cơ tàu thủy nhằm tiết kiệm nhiên liệu là đề tài khoa học mà GS. TS Lê Viết Lượng và các cộng sự (thuộc Khoa Đóng tàu, ĐH Hàng hải) đã dày công nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. Hiện tại công trình đã thành công và được đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường, chi phí nhiên liệu và chi phí cho việc xử lý chất thải.
-
“Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”. Cụ thể, Việt Nam tiến đến áp dụng SXSH rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 mục tiêu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% áp dụng SXSH với mức tiết kiệm từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, 70% các sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất.
-
Trung bình mỗi hộ gia đình một tháng sử dụng hết 120.000đ tiền gas công nghiệp cho việc đun nấu thức ăn, 90.000đ điện thắp sáng. Nếu sử dụng hầm biogas mỗi tháng sẽ tiết kiệm được 100% tiền chất đốt và tiền điện. Ước tính mỗi năm một hộ gia đình có thể tiết kiệm được 2.520.000 đồng. Trong khi đó, nếu xây dựng hầm biogas 10m3 chỉ hết khoảng 6 triệu đồng. Như vậy, sau 2 năm có thể hoàn được vốn đầu tư ban đầu.
-
Về chiến lược đào tạo, TCT Giấy cũng đã cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn “Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp giấy” do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ trong ngành.
-
Những dây chuyển sản xuất đồ sộ, những thiết bị máy móc cồng kềnh trong công nghiệp luôn tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Những thiết bị máy móc đó dù được thiết kế đồng bộ hiện đại, có sẵn tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) đi nữa thì yếu tố người sử dụng cũng luôn đóng vai trò lớn trong việc hạn chế tối đa năng lượng tiêu hao
-
Báo cáo của EPIA cho biết trong năm 2009, công suất lắp đặt toàn cầu đạt 20GW, tăng 6,4 Giga Oát. Nhiều người hy vọng rằng trong năm 2010 tới tổng công suất lắp đặt sẽ tăng lên tối thiểu 40%.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Trong bối cảnh các nguồn năng lượng thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, vấn đề tiết kiệm năng lượng (TKNL) càng trở nên cấp bách. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển ngành công nghiệp tỉnh (sở Công Thương) đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần vào việc TKNL trên địa bàn…
-
Nhà máy thứ nhất sẽ đặt tại khu công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới với tổng diện tích 18 héc ta, công suất điện 10 MW.
-
Công ty cổ phần quạt Việt Nam (Asiavina) đưa ra dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu nhà hàng, công xưởng có công suất 85W, 100W. Dòng sản phẩm này đang là thế mạnh so với các loại quạt công nghiệp thông thường khác trên thị trường.
-
C250 CGI được kỳ vọng sẽ giúp mở ra một xu hướng mới trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
-
Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công thương điều phối, từ năm 2007, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã được Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ soạn thảo tài liệu tập huấn về Quản lý năng lượng (QLNL) và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả (HQNL) cho 3 nhóm học viên từ các doanh nghiệp công nghiệp, cụ thể là: Các cán bộ lãng đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý năng lượng và cán bộ và nhân viên kỹ thuật.
-
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp toàn diện, những kinh nghiệm về bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, vừa qua Sở KH-CN TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức Hội thảo “Bảo trì hiện đại - Trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp”. Theo PGS-TS Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TPHCM, bảo trì là một sự đầu tư kinh tế làm tăng năng suất, chất lượng, lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trờiCông nghệ năng lượng mặt trời đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha. Kỹ sư Nguyễn Thông Nhận, PGĐ Sở NN&PTNT Cà Mau, cho biết: “Qua thời gian thí điểm công nghệ bơm khí bằng năng lượng mặt trời kết hợp với sử dụng vi sinh vật vào nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau thấy giảm tối đa chi phí nhiên liệu, thức ăn, đồng thời tạo ra môi trường sạch cho tôm phát triển nhanh”.
-
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc không chỉ trong các công ty nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài mà ở cả các công ty tư nhân. Để có được chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát, tính toán, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất là yếu tố tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
-
Là tổng đại lý phân phối độc quyền sản phẩm bình nước nóng và điều hoà sử dụng năng lượng không khí, năng lượng mặt trời của tập đoàn Midea (Trung Quốc) tại VN, Cty cổ phần Ứng dụng và Phát triển khí năng VN đã giới thiệu đến người tiêu dùng VN một giải pháp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường và an toàn cho cả các hộ gia đình và những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp.
-
Một nhóm các doanh nghiệp điện tử và sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản sẽ hợp tác để xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp cho các bộ xử lý trung tâm (CPU) tiết kiệm năng lượng, có thể sử dụng trong một loạt các sản phẩm điện tử gia dụng.