Monday, 18/11/2024 | 17:46 GMT+7
Chính phủ Đan Mạch đã công bố “Chiến lược Năng lượng 2050” trong đó mô tả cách thức mà Đan Mạch có thể không còn phụ thuộc vào than, dầu và khí đốt vào năm 2050 và giảm đáng kể khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chiến lược năng lượng bao gồm nhiều sáng kiến nhằm mục đích
giảm 33% lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của ngành công nghiệp năng lượng
vào năm 2020 so với năm 2009. Việc cắt giảm này sẽ là bước đệm tốt đối với Đan
Mạch trên lộ trình hoàn tất việc không còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
vào năm 2050. “Đan Mạch là nước đầu tiên đưa ra một chiến lược cụ thể và nhiều
tham vọng như vậy để không còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”, Bộ trưởng Bộ
Khí hậu và Năng lượng Lykke Friis nói.
Chiến lược đòi hỏi phải có sự gia tăng đáng kể về năng lượng tái tạo thu được từ
gió, sinh khối và khí sinh học.Trong thập niên tới, những nguồn năng lượng này
sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 33% trong tổng tiêu thụ năng lượng nếu các
sáng kiến trong chiến lược năng lượng được thực hiện. Việc này sẽ đưa Đan Mạch
trở thành một trong ba nước hàng đầu trên thế giới xét về mức tăng năng lượng
tái tạo tổng thể như một phần trong tổng tiêu thụ năng lượng. Phần năng lượng
tăng cũng sẽ phụ thuộc vào việc tăng sử dụng khí sinh học để đun nấu, sưởi ấm
và nhiều sáng kiến mới sẽ được đưa ra nhằm đẩy mạnh việc sản xuất khí sinh học.
Vào năm 2020, việc xây dựng các tua bin gió ngoài khơi mới tại trang trại gió Kriegers Flak, tua bin gió ven biển và tua bin trên mặt đất sẽ tăng gấp đôi công suất năng lượng gió tại Đan Mạch lên tổng số là 42% trong tổng công suất sản xuất năng lượng, so với khoảng 20% ngày nay. Toàn bộ 62% điện năng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo.Trong khi đó những nỗ lực tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng đựoc đưa ra sẽ giúp giảm 6% mức tiêu thụ năng lượng tổng thể vào năm 2020 so với năm 2006. Khi đạt được mục tiêu này, Đan Mạch sẽ đáp ứng được các mục tiêu về sử dụng năng lượng hiệu quả đề ra trong hiệp định năng lượng 2008 và sẽ giữ được vị trí là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Chiến lược đưa ra một hướng đi hiệu quả về mặt kinh tế để chuyển đổi nguồn cung
năng lượng của Đan Mạch và bao gồm các sáng kiến cụ thể được tài trợ hoàn toàn
và không phương hại đến khả năng cạnh tranh của đất nước. Các hộ gia đình sẽ chịu
mức tăng vừa phải về chi phí đun nấu, sưởi ấm và điện nhưng họ cũng có cơ hội để
giảm chi phí sử dụng năng lượng của mình thông qua việc sử dụng năng lượng hiệu
quả hơn. Các công ty dự kiến mức chi phí bổ sung này lên đến 0,1% trong tổng
tăng trưởng doanh thu của họ vào năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Năng lượng Lykke Friis nhấn mạnh rằng chi phí cho việc
chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng xanh cũng sẽ được xem xét
khi tính đến mức tăng dự kiến về chi phí của nhiên liệu hoá thạch.
“Không ai nói rằng việc thực hiện những đầu tư lớn vào sử dụng năng lượng hiệu quả và mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo của chúng ta sẽ là miễn phí. Nhưng sự lựa chọn: tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, cũng như các dấu hiệu cho thấy, sẽ trở nên đắt hơn trong những năm tới. Việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo sẽ bảo vệ Đan Mạch trước những tác động của giá năng lượng tăng.
“Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ nhỏ.Trong vòng 40 năm tới, chúng ta
cần cắt giảm lượng tiêu thụ than, dầu và khí đốt nhanh gấp 4 lần so với việc
chúng ta làm 40 năm trước đây. Chiến lược năng lượng của chính phủ cho thấy việc
này có thể thực hiện được mà không đặt gánh nặng lên ngân sách nhà nước và
không làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Và nếu chúng ta khôn
ngoan thì việc chuyển sang năng lượng tái tạo cũng sẽ tạo cho chúng ta cơ hội mới
để tăng hàng xuất khẩu sử dụng công nghệ năng lượng xanh vào thời điểm khi thị
trường toàn cầu đối với các sản phẩm đó ngày càng tăng lên.
“Bước tiếp theo sẽ thảo luận kiến nghị này tại nghị viện. Tôi muốn nhấn mạnh rằng
tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được một thoả thuận chung trong chiến lược năng
lượng để chúng ta có thể thiết lập khung cho chính sách năng lượng trong tương lai.”
Ở một phạm vi lớn hơn rất nhiều thì nguồn cung năng lượng
trong tương lai sẽ bao gồm điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Để tăng tốc độ của sự chuyển đổi này, Chính phủ đang đưa ra một loạt sáng kiến
khuyến khích việc chuyển đổi sang sinh khối trong các nhà máy điện của các
thành phố lớn, tăng lượng tiêu thụ năng lượng tái tạo và đẩy mạnh việc sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn.
Các sáng kiến bao gồm:
Sinh khối và khí sinh học
• Làm cho việc xây dựng các nhà máy khí sinh học trở nên hấp dẫn hơn về mặt tài
chính thông qua trợ cấp sản xuất khí sinh học, trợ cấp cho cơ sở hạ tầng khí
sinh học, trợ cấp cho việc sử dụng khí sinh học trong các quy trình công nghiệp,
v.v...
• Thay thế than bằng sinh khối thông qua việc trao cho nhà sản xuất và người sử
dụng thiết bị sưởi ấm khu vực quyền tự do ký hợp đồng, việc này sẽ thuận lợi
hơn cho cả hai bên để chuyển sang sinh khối.
• Giúp các nhà máy năng lượng nhỏ có thể chuyển từ khí đốt thiên nhiên thành
sinh khối thông qua việc cho phép nhà máy có công suất 20MW tự do lựa chọn nguồn
nhiên liệu của mình.
• Chỉ thị mức phụ gia nhiên liệu sinh học là 10% vào năm 2020.
Năng lượng gió
• Đấu thầu một trang trại gió ngoài khơi công suất 600 MW tại Kriegers Flak. Sẵn
sàng hoạt động từ 2018 -2020.
• Thực hiện nghiên cứu các khu vực ven biển để xác định những vị trí thích hợp
để xây dựng thêm các tua bin gió ngoài khơi nhỏ công suất 400 MW để sử dụng cho
việc phát triển và trình diễn các tua bin gió mới.
• Đẩy mạnh việc xây dựng các tua bin gió mới trên mặt đất.
Mạng lưới năng lượng thông minh
• Thiết lập mạng lưới điện quốc tế mới chia sẻ công suất với trang trại gió
ngoài khơi Kriegers Flak.
• Yêu cầu tất cả các đồng hồ đo điện được lắp đặt sau năm 2015 sẽ là đồng hồ đo
điện thông minh. Giảm giới hạn lắp đặt đồng hồ điện thông minh từ 100,000 kWh
xuống 50,000 kWh hàng năm bắt đầu từ năm 2013.
Sử dụng năng lượng hiệu quả
• Tăng chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng mà các công ty năng lượng phải thực hiện đối
với người sử dụng lên mức 50% bắt đầu từ năm 2013 và mức 75% trong giai đoạn
2017-2020.Thắt chặt việc xây dựng các yêu cầu về mã.
• Dần dần chấm dứt sử dụng lò sưởi dầu và khí đốt. Bắt đầu từ năm 2012, các toà
nhà mới có thể sẽ không được xây dựng lò sưởi dầu hoặc khí đốt. Bắt đầu từ năm
2017, các lò sưởi dầu có thể không được lắp đặt trong các toà nhà hiện tại.
Nghiên cứu, phát triển và trình diễn