Thursday, 23/01/2025 | 16:50 GMT+7
Nền công nghiệp điện mặt trời tại Đức - quốc gia dẫn đầu về
năng lượng mặt trời, đang phải đối mặt với một năm khó khăn bởi sự phát triển của
các đối thủ đến từ châu Á và giá cả thụt giảm.
Các công ty điện mặt trời của Đức đã hồi phục từ cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong năm 2009, gây ra một cú sốc lớn trong
thị trường đã được định hình.
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà phân tích vẫn cho rằng nền công
nghiệp này có thể bị tấn công bởi một sự kiện gây rung chuyển khác trong vòng
12 tháng tới, khi các doanh nghiệp điện mặt trời của châu Á đạt được một bước
tiến mới trong hoạt động vận hành. Điều này sẽ gia tăng sức ép lên các công ty
đối thủ tại Đức.
Theo huyên gia công nghiệp mặt trời tại trường đại học Công
nghệ và Kinh tế Berlin Wolfgang Hmmel, “Điều chỉnh thị trường là việc cần thiết
phải làm”. Trong năm 2010, khi nỗi lo hạ giá thành vẫn đang bao trùm, có
tới 80% các nhà máy được xây dựng ở Berlin là của các quốc gia khác.
Sau một thời gian dài nhận được nhiều trợ cấp chính phủ, các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của Đức đang càng ngày
càng phải đối mặt với một tương lai bất ổn bởi chính phủ đang giảm trừ trợ cấp
cho ngành công nghiệp này.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo sẽ không coi việc một hoặc nhiều doanh nghiệp điện mặt trời sẽ bị mua lại hoặc biến mất là một thảm họa. Vấn đề mấu chốt đang đe dọa nền công nghiệp mặt trời của Đức là sự lớn mạnh của các đối thủ. Ông Hummel nói “ Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải giữ giá ở mức thấp”.
Ông Frank Asbeck, sáng lập viên của SolarWorld - một trong số
các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu Đức tin tưởng rằng sẽ chỉ có một hoặc
hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể tồn tại trong thời gian dài.
Vấn đề càng trở lên nghiêm trọng hơn Berlin yêu cầu chính phủ
phải cắt giảm hỗ trợ cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời.
Trong quý 2 của tháng 9 năm 2010, nền công nghiệp này đã chứng kiến nhu cầu chưa từng có đối với việc lắp đặt các thiết bị điện mặt trời mới. Trong tháng 6, chỉ tính riêng các thiết bị điện mặt trời được xây dựng đã sản xuất ra khoảng 2 gigawatt điện. Trong khi đó, cả năm 2009 mới có 3.8 gigawatt.
Cũng trong năm 2010, việc đặt mục tiêu khoảng 7 đến 8
gigawwat năng lượng mặt trời mới cùng hòa vào lưới điện quốc gia đã cho thấy Đức
hiện là quốc gia dẫn đầu về điện mặt trời.
Nhưng tới cuối năm, lượng điện hỗ trợ từ hệ thống thiết bị mặt trời nhỏ gọn ở các tầng mái đã giảm còn khoảng 13%, có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới nhu cầu điện năng.
Cùng lúc này, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp châu Á tăng lên, điều đó khiến giá thành bị hạ thấp. Điều này làm dấy lên câu hỏi về mức độ thành công của việc tái cơ cấu hãng sản xuất thiết bị mặt trời hiện đang gặp khó khăn như Q-Cells.
Không thể sản xuất đủ và tạo ra đủ lợi nhuận trong năm 2008, công ty Q-Cells phía Tây Đức đã phải chịu những áp lực lớn ngay từ đầu năm 2009, khi nhu cầu điện năng sụt giảm. Thêm vào đó, dòng sản phẩm mới, chủ yếu là của Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động, làm giá giảm khoảng 305.
Hậu quả là Q-Cells đã chịu lỗ hàng tỉ euro, ban điều hành công
ty cùng 500 nhân viên tại các trụ sở chính dứt áo ra đi. Ban điều hành mới của Q-Cells đã nhanh chóng gắng sức kéo công
ty ra khỏi bờ vực phá sản bằng cách nhân rộng dòng sản phẩm của mình. Công ty này
còn mở thêm một nhà máy mới tại Malaysia.
Nhờ vậy, trong quý 3, hãng này đã tăng 35% lợi nhuận so với
quý 2 và số lượng hàng bán ra cũng tăng 20%. Tuy nhiên, các đối thủ Trung Quốc cũng đã kịp tận hưởng khoản
lợi nhuận 2 con số.
Nền công nghiệp mặt trời của Đức đang hi vọng rằng những hoạt động mới với nước ngoài sẽ giúp cải thiện mức giá đang sụt giảm trong thị trường nội địa của mình.
Dù vậy, khi trên thế giới hiện nay không có bất cứ một thì trường năng lượng nào lớn mạnh hơn Đức, các nhà phân tích vẫn chưa bị thuyết phục và cho rằng giả thiết này sẽ không thể thực hiện được. Điều đó đồng nghĩa với việc Đức vẫn sẽ phải duy trì sự tập trung của mình trong lĩnh vực công nghiệp mặt trời trong vòng 12 tháng tới.
Lê My (theo mb.com.ph)