-
Từ tảo và các mảnh gỗ tới cỏ và những chất thải rắn, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại nguyên liệu thô có thể mang đến một thế hệ nhiên liệu tái tạo mới, đủ dồi dào để chiếm phần đáng kể trên thị trường năng lượng. Trang Discovery đưa tin, công ty chuyên doanh thịt lớn nhất thế giới đã tìm được câu trả lời cho bài toán nhiên liệu tái tạo ngay trong chính các cơ sở của họ: mỡ động vật.
-
Ngày 23/12, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phối hợp với các đối tác quốc tế vận chuyển an toàn hơn 2,5 tấn vật liệu hạt nhân gồm 8.000 thanh urani được làm giàu ở mức độ cao (HEU), từ Viện Khoa học hạt nhân Vinca ở ngoại ô thủ đô Belgrad của Cộng hòa Serbia đến cơ sở tái chế Mayak của Nga.
-
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 41 /2010/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện là dải giá trị từ không đến mức giá trần của từng loại hình nhà máy điện được xây dựng và ban hành hàng năm, để sử dụng trong đàm phán giá phát điện năm cơ sở của hợp đồng mua bán điện ký kết trong năm đó.
-
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay.
-
Theo một nghiên cứu của Microsoft, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% chi phí năng lượng và phát thải khí carbon bằng cách sử dụng công nghệ đám mây cho kết nối mạng internet. Bà Pallavi Kathuria, giám đốc Microsoft Ấn Độ nói: “Các nhà kinh doanh chọn sử dụng ứng dụng kinh doanh trên các “đám mây” có thể giảm 30% lượng tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon trên mạng lưới hoặc giữa việc chạy những phần mềm tương tự trên hệ thống cơ sở vật chất của riêng mình”.
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tăng nguồn hỗ trợ lên 200 triệu đô la để khuyến khích khu vực tư nhân tại Trung Quốc tham gia vào cơ sở vật chất phân phối nguồn gas tư nhiên tại nước này. Theo ADB, dự án này sẽ là động lực thúc đẩy, giúp chính phủ Trung Quốc cắt giảm sử dụng than đá và gia tăng sử dụng và cung ứng trên diện rộng nguồn khí gas tự nhiên – một loại nhiên liệu sạch và tốt hơn đối với môi trường.
-
Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.”
-
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy, thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm cơ sở này có cơ hội tiết kiệm chi phí 126 triệu đồng thông qua việc giảm tiêu thụ 135 nghìn Kwh/năm. Đồng thời, các giải pháp cũng giúp doanh nghiệp giảm trên 84 nghìn tấn C02 ra môi trường. Qua tính toán cơ sở này cần đầu tư trên 210 triệu đồng, tổng thời gian thu hồi vốn là 20 tháng.
-
Hiệp hội Hydro Châu Âu (EHA) và Hội liên hiệp các vùng lãnh thổ Châu Âu và các khu vực tự trị về hydro và fuel cell (HyRaMP) đã kêu gọi thúc đẩy sự hợp tác từ chính quyền các quốc gia và địa phương Châu Âu trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng bền vững cho nguồn nhiên liệu Hydro ở Châu Âu.
-
Hệ thống nước của San Antonio đã đạt mức tốt nhất quốc gia trong lĩnh vực biến nước thải thành biogas, bằng việc trở thành khu vực đầu tiên có các trang thiết bị, cơ sở cho biogas đến đường ống dẫn gas thương mại
-
Sau một năm rưỡi thi công công trình hạ tầng cơ sở Trung tâm Điện lực Long Phú (giai đoạn 1), đến nay Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng.
-
Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng, nhằm giúp Nhà nước giảm gánh nặng về quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo toàn nguyên liệu và năng lượng. Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở ĐBSCL đang dần “làm quen” với phương pháp này.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Ngày 9.10.2010, tại Nhật Bản, khóa tập huấn về TKNL cho các cán bộ Việt Nam (ECVN7) đã kết thúc tốt đẹp, sau 12 ngày làm việc nghiêm túc, vừa nghiên cứu lý thuyết vừa thực tập vận hành máy tại các cơ sở làm tốt công tác TKNL của Nhật Bản. Ngày cuối cùng của khóa học, các học viên Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản đã dành nhiều thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thu hoạch, khóa đào tạo đã chính thức bế giảng, trao giấy chứng chỉ cho các học viên.
-
Theo TKV, sau khi giấy phép thăm dò được cấp, Tập đoàn sẽ khẩn trương tổ chức thi công và lập báo cáo, nếu được nhà nước phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
-
Dự án Mercure Sơn Trà Resort của Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico), vừa được khởi công xây dựng ở TP Đà Nẵng. Đây là công trình được thiết kế trên cơ sở tiếp cận khái niệm kiến trúc thân thiện môi trường (kiến trúc xanh) với tinh thần tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, và sử dụng vật liệu bền vững (loại vật liệu mà khâu sản xuất ra nó không ảnh hưởng đến môi trường).
-
Sau nhiều năm nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2009, Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ chứng nhận đã hoàn thành thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo QĐ 64 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Tại hội nghị quốc tế về sinh khối dầu cọ lần II được tổ chức ngày 03/08/2010 tại Malaysia, ông Datuk Wira Ismail Salleh Tổng thư kí Hội Nông sản và Nông nghiệp Malaysia đã cho biết: Trong năm 2009, các cơ sở sản xuất dầu cọ Malaysia ước tính đã tạo ra xấp xỉ 80 triệu tấn sinh khối.
-
Với những kết quả đó, The Landmark đã đoạt giải nhất “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” năm 2009, loại hình tòa nhà cải tạo lại do Bộ Công Thương tổ chức. Đặc biệt, trong cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng khu vực Đông Nam Á 2010 mới đây, tòa nhà này cũng “giật” được giải 3 tòa nhà cải tạo lại.
-
Bộ trưởng Năng lượng ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV.Thời gian tới, các bộ trưởng thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia, đặc biệt là dự án liên kết mức 230kV và 500 kV. Nhận thức tính phức tạp và tiềm năng lớn của dự án 500kV, các bộ trưởng thỏa thuận thêm “sẽ thành lập càng sớm càng tốt Nhóm công tác chung nghiên cứu vấn đề này”.