-
Xét đề nghị của các Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp và Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo đó, thay mặt Thủ thướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại Công văn 8105/VPCP-KTTH về việc ưu đãi cho dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.”
-
Theo một báo cáo mới đây của báo điện tử Bloomberg, Hoa Kỳ đang trên đà bùng nổ năng lượng mặt trời. Nhờ đó, đến năm 2020, nguồn năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được 4,3 % tổng nhu cầu điện năng toàn quốc gia. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở 12 chữ số: Các nhà đầu tư cần bỏ ra 100 tỷ dolla đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời để duy trì mức tăng 42% của lượng cung mỗi năm khiến công suất được mở rộng từ con số 1,4 GW hiện nay lên tới 44 GW trong thập kỷ tiếp theo.
-
Thị trường phong điện Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn Mỹ nhờ khung chính sách hỗ trợ rõ ràng, Steve Sawyer, Tổng thư ký Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC) cho biết.Theo bản báo cáo mới nhất của GWEC, năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là nhà khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
-
Đầu tháng 9 vừa qua, tại Đồng tháp đại diện Trung tấm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp đã báo cáo và thảo luận kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình thực hiện chính sách năng lượng Quốc gia vừa được Bộ Công Thương hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt là ANEP 2).
-
Với chính sách năng lượng toàn cầu, Nga đã giành phần thắng để trở thành nước hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, dự kiến khởi công vào năm 2014. Ông Andrey G.Kovtun Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định: “Chính phủ Nga và Tập đoàn Rosatom sẽ nỗ lực hết sức để triển khai Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận đúng mục tiêu, lộ trình của Chính phủ Việt Nam”.
-
Để đạt được mục tiêu tăng cơ cấu sử dụng năng lượng tái tạo đạt 5% vào năm 2015, vấn đề then chốt là có công nghệ tiên tiến, có chi phí hợp lý, có chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích các nhà đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để giảm dần chi phí sản xuất năng lượng tái tạo, về lâu dài có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.Trang thông tin điện tử tietkiemnangluong.com.vn đã cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng và nhà ở tại Cộng Hòa Litva nằm trong số các dự án đầu tiên được Ngân hàng thế giới tài trợ để đối phó với thách thức và nâng cao hiệu quả năng lượng cho các khu dân cư cao tầng thông qua các chính sách tín dụng dành cho các chủ đầu tư.
-
Hiện nay, nghiên cứu, phát triển công nghệ sạch đang rất được quan tâm, chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, đã có 2 đề tài liên quan đến năng lượng mặt trời được chọn trong Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2011 – 2015 vừa công bố mới đây.
-
Với 3 lĩnh vực tập trung chính là bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, hơn 2 năm qua, dự án hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - “Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh” (GAP) đã góp phần tích cực giúp Việt Nam trong công tác đào tạo, tăng cường quản lý năng lượng.
-
Ông Hồ Văn Diện, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, trước đây nhà máy hầu như không chú trọng đến việc quản lý sử dụng điện năng cũng như chưa từng có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện. Sau khi Trung tâm tư vấn và phát triển các ngành công nghiệp Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm toán năng lượng, ngoài các biện pháp kỹ thuật, chúng tôi đã tự có những phương pháp riêng nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện thông qua các quy định cụ thể về thưởng phạt.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học (NLSH), mạng lưới thí điểm cung cấp nhiên liệu sinh học và các mô hình thử nghiệm sản xuất dầu diesel sinh học (B5).
-
Trong 2 ngày 7-8/7/2010 tại Thành phố Hạ Long, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Sự kiện truyền thông giới thiệu các mô hình chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng khu vực các tỉnh miền Bắc”. Sự kiện góp phần phổ biến chính sách và nhân rộng các mô hình chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
-
Mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đến 5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhưng việc huy động vốn vẫn chủ yếu từ trong nước; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đứng ngoài cuộc vì chính sách và cơ chế để kêu gọi đầu tư vẫn chưa rõ.
-
Mỏ vàng năng lượng sạch của đất nước ta nếu được đầu tư bằng một phần vốn của tập đoàn dầu khí, cùng với những chính sách từ cơ quan nhà nước thì ngành nhiên liệu, năng lượng sạch Việt Nam sẽ không chỉ là sự kiện của đất nước mà còn là của thế giới
-
Nhiều doanh nghiệp bộc bạch rằng, chỉ đến khi bắt tay thực hiện tiết kiệm năng lượng họ mới nhận thấy bấy lâu nay mình đã bỏ sót một nguồn lợi lớn ngay chính trong nhà mình. Hiệu quả đo được bằng con số hàng triệu, hàng tỷ đồng tiết kiệm tiền điện, cũng đồng nghĩa với việc doanh số và lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, những vấn đề kỹ thuật và tài chính vẫn còn là những trở ngại và thách thức đối với doanh nghiệp trên con đường thực hiện chính sách lớn này.
-
Mi-an-ma được biết đến là một nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt. Đặc biệt, Mi-an-ma có nguồn khí đốt dồi dào với trữ lượng đứng thứ 13 trên thế giới.
-
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng... Ứng phó với tình trạng đáng lo ngại này không gì khác hơn là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ gió, nước và từ các nguồn địa nhiệt.
-
Ông Lester Brown, Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất, trụ sở tại Mỹ, cho biết Nhật Bản nên tập trung vào phát triển năng lượng địa nhiệt bởi quốc đảo có nhiều núi lửa này có khả năng trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực trên.
-
Nhằm khẳng định chính sách phát triển bền vững, thành phố Toulouse (Pháp) vừa đưa vào thử nghiệm một vỉa hè đặc biệt, có thể sản xuất ra điện khi khách bộ hành đi lại bên trên.
Vỉa hè này có những tấm đá lót đường được trang bị máy thu siêu nhỏ để thu nhận năng lượng từ những người đi bộ, sau đó dự trữ vào hệ thống pin dưới dạng động năng.