-
Bỏ bóng đèn sợi đốt là một phần trong chiến lược của EU, nhằm cắt giảm 20% khí nhà kính tới năm 2020. Với việc thay thế các loại đèn cũ bằng những mẫu mã mới, tiết kiệm hơn, EU hi vọng sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng cho chiếu sáng xuống 60%, tương đương với 30 triệu tấn CO2 mỗi năm. Hiệp hội người tiêu dùng Châu Âu BEUC tỏ ra rất đồng tình với bước phát triển tiếp theo của dự án này. Nhưng họ cũng đòi hỏi thông tin rõ ràng hơn cho người tiêu dùng, cung cấp quy trình tái chế bóng đèn tiết kiệm năng lượng đạt chất lượng tốt hơn và giảm lượng thủy ngân của đèn compact.
-
Không chỉ tiết kiệm điện năng, dự án còn mong muốn nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn năng lượng của người dân. Công Ed Carney, phó chủ tịch Cisco cho biết “Để lưới trở nên thực sự có ích, một trong những thách thức lớn nhất chính là việc thay đổi hành vi của người sử dụng”.
-
Nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thiết lập dự án “Lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”.
-
Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí là lĩnh vực được ưu tiên phát triển bởi mang tính chiến lược, tin từ Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thương. Tại khóa họp Liên chính phủ Việt Nam – Nga được tổ chức vào trung tuần tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nga V.Khơ-ri-xten-cô đã chính thức ký kết Lộ trình thực hiện các dự án hợp tác Việt – Nga trong lĩnh vực năng lượng (Lộ trình hợp tác năng lượng).
-
Từ năm 2006 đến 2010, dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - PECSME” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và Bộ KH&CN là cơ quan điều hành đã thực hiện được 201 dự án trong ngành sản xuất gạch, 144 dự án trong ngành gốm - sứ, 81 dự án trong ngành chế biến thực phẩm, 35 dự án trong ngành dệt-may, 38 dự án trong ngành giấy.
-
Một nhà máy điện mặt trời siêu loại chẳng bao lâu nữa sẽ được xây dựng trên cát của sa mạc Sahara. Tháng 7-2009, một nhóm nhà công nghiệp đã ký một dự án mang tên Desertec, nhằm thu năng lượng mặt trời của Sahara tại Ả Rập Saoudite, và cung cấp điện cho Âu châu, Bắc Phi, Trung Đông.
-
Theo TKV, sau khi giấy phép thăm dò được cấp, Tập đoàn sẽ khẩn trương tổ chức thi công và lập báo cáo, nếu được nhà nước phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
-
Hội thảo “Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện năng” do Hội Điện lực Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 23/9/2010 đã tổng kết lại quá trình thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, biện pháp đã và đang áp dụng hiệu quả, các bài học rút ra để phổ cập, truyền thông đến cộng đồng, góp phần đưa các giải pháp tiết kiệm điện vào áp dụng rộng rãi nhằm để tiết kiệm điện trở thành thói quen của người dân cũng như trong quá trình lập và thẩm định dự án phát triển kinh tế.
-
Recurrent Energy, thuộc tập đoàn năng lượng Hudson Clean Energy, là công ty chuyên hoạt động trong các dự án điện năng lượng Mặt Trời quy mô nhỏ, với công suất dưới 20 MW.
-
Các bên cũng đã ký nghị định bổ sung Hiệp định về mua-bán khí đốt tự nhiên và thống nhất dự thảo Hiệp định giữa các chính phủ Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ về thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt TAPI.
-
Một người Anh đã lập nên một thư viện đặc biệt chuyên cho mượn thiết bị tiết kiệm năng lượng. Ông tên là Barrie Mould, thành viên dự án Transition Ashtead (Anh) - chuyên tư vấn và khuyến khích việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng. “Thư viện” của ông hiện có khoảng 35 loại bóng đèn tiết kiệm điện, từ đèn huỳnh quang đến đèn LED. Các bóng đèn có đủ kiểu dáng, kích cỡ, công suất.
-
Trên thực tế, dân cư ở vùng này có thể tìm đến với hai dự án nhằm hướng tới tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Đó là dự án giảm hạ giá thành các thiết bị tiết kiệm năng lượng tại Tây Virginia và Mùa giảm thuế cho các sản phẩm có nhãn tiết kiệm năng lượng - Energy Star.
-
UBND tỉnh Bình Thuận vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện gió đảo Phú Quý tại xã Long Hải và xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý.
-
Ngày 17/9, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị giao ban về tình hình triển khai thực hiện dự án Năng lượng nông thôn II (REII) và REII tài trợ bổ sung với các chủ đầu tư dự án tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung Tây nguyên. Dự án REII và dự án REII tài trợ bổ sung có tổng nguồn vốn hơn 580,1 triệu USD, trong đó vốn vay WB 420 triệu USD.
-
Công ty Cổ phần Nhôm Sông Hồng (Phú Thọ) đã và đang triển khai 18 giải pháp sản xuất sạch hơn SXSH) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến công tư vấn và Tiết kiệm năng lượng Phú Thọ (là đơn vị tư vấn), bước đầu dự án đã mang lại hiệu quả khá tốt.
-
Dự án có mục đích tăng sản lượng phân urê hàng năm của nhà máy thêm khoảng 60.000 tấn, đồng thời góp phần giảm lượng khí thải tương đương là 40.000 tấn CO2/năm để bảo vệ môi trường.
-
Dự án sản xuất điện nói trên sẽ sử dụng công nghệ chảo parabol, trong đó các tấm gương hình parabol sẽ được dùng để đốt nóng một hợp chất truyền dẫn, tạo ra hơi nước để vận hành các máy phát điện.
-
Theo dự án, ba nước sẽ cùng tham gia xây dựng tại Gruzia và Romani các cảng trung chuyển khí hóa lỏng (LNG), cho phép khí đốt được vận chuyển bằng đường ống từ Azerbaijan tới Gruzia, sau đó được đưa bằng tàu vượt qua biển Đen tới Romani.
-
Châu Phi có nguồn năng lượng gió rất lớn. Tuy nhiên, vì đa phần các nước thuộc lục địa đen chậm trễ đề ra một khung quy định phù hợp để phát triển loại năng lượng này, nên châu Phi đã quá chậm chân trong việc xây dựng các nhà máy điện gió.
-
Dự án Mercure Sơn Trà Resort của Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico), vừa được khởi công xây dựng ở TP Đà Nẵng. Đây là công trình được thiết kế trên cơ sở tiếp cận khái niệm kiến trúc thân thiện môi trường (kiến trúc xanh) với tinh thần tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, và sử dụng vật liệu bền vững (loại vật liệu mà khâu sản xuất ra nó không ảnh hưởng đến môi trường).