-
Việt Nam được xếp hạng nhất nhì Đông Nam Á về lượng nắng, nhưng hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này ở ta chưa tương xứng. Nhiều chuyên gia khoa học khẳng định, nước ta đang bước quá chậm trên con đường sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu, khảo sát và sửng sốt thấy rằng nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ hải sản chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi. Trong 20 ngày ra khơi, một tàu cá đánh bắt xa bờ dùng đèn cao áp có thể hao tốn 200 lít dầu diesel/ngày, tức 3.400 USD/tháng. Thế nhưng, dùng LED có thể tiết kiệm gần 3.000 USD.
-
Trong dịp về Bắc Giang vừa qua, tôi được biết có nhiều hộ chăn nuôi ở đây đã và đang lắp đặt bể biogas bằng vật liệu composite. Việc đầu tư lắp đặt bể biogas khai thác khí sinh học từ chất thải trong chăn nuôi tạo nguồn năng lượng mới thay chất đốt rơm rạ trong đun nấu đã được nông dân ở đây quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, với các gia đình nông dân, bỏ ra một lúc hơn 10 triệu đồng để sử dụng một bể biogas bằng vật liệu composite, thì đây được coi là “tư duy tiến bộ”, nhất là việc bảo vệ môi trường...
-
Biên bản thỏa thuận tập trung vào những vấn đề quan trọng về năng lượng trong thời gian tới như thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện ba nước (dự án chung), đặc biệt là dự án liên kết mức 230 kV và 500 kV; hỗ trợ khai thác khả năng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong trên cơ sở đảm bảo môi trường, hệ thống sinh thái và xã hội
-
Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao độ chính xác trong đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp; Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn năng lượng bổ sung vào nguồn thiếu hụt của nước ta" – đó là nội dung xuyên suốt Chiến lược phát triển ngành năng lượng của Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025
-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
New Zealand sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ biến bùn cặn thành điện, gom khí methan trong quá trình xử lý nước thải làm nhiên liệu, khai thác năng lượng gió…trong quá trình phát triển bền vững.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Một vài loại vi khuẩn có thể phân hủy dầu. Liệu những vi khuẩn này có thể giúp các công ty thay đổi phương pháp khai thác năng lượng từ dầu trong khi vẫn giảm được lượng khí thải CO2 trong quá trình đốt dầu và xăng hay không? Việc này là hoàn toàn khả thi, theo Steve Larter.
-
Công nghệ của các nhà khoa học Mỹ cho phép khai thác điện năng từ hoạt động thở và nhịp tim. Theo một nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Georgia (GIT), sợi nano bên trong cơ thể chuột có thể chuyển đổi sức mạnh của hoạt động thở và nhịp tim thành điện. Trong tương lai, chiếc “máy phát điện nano” này có thể cung cấp năng lượng cho những bộ phận cấy ghép và thiết bị cảm biến y khoa trong cơ thể người.
-
Cacbon dioxit (CO2), thành phần chính của khí thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, là một trong những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Tuy vậy, cacbon dioxit cũng có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giải khát, tách chiết các hợp chất hữu cơ.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu
-
Sử dụng năng lượng sạch là “vũ khí” làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. TPHCM được đánh giá là nơi giàu nguồn tài nguyên nắng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Gần đây, dù Khu Công nghệ cao TPHCM và Công viên 23-9 đã đưa vào sử dụng 32 trụ đèn dùng năng lượng mặt trời nhưng vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên do là thành phố thiếu kinh phí hay chưa mạnh dạn đầu tư? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh), Giám đốc Sở TN- MT TPHCM, về vấn đề này
-
Những nhà máy điện khai thác sức gió bay lơ lửng trên không đã từng là giấc mơ, nhưng năm 2010, giấc mơ đã thành sự thực với mẫu máy bay mang tuabin và động cơ tạo ra điện trên trời.
-
Nếu một quốc gia có nguồn ngân sách khổng lồ nhưng tài nguyên đất đai hạn hẹp: vậy thì nguồn năng lượng tái tạo nào có tiềm năng lớn nhất? Giáo sư trường ĐH Rutgers, Clinton Andrews và các đồng nghiệp đã thử nghiệm một số ý tưởng và đưa ra những vấn đề gây bất ngờ. Họ vạch ra những giới hạn rõ ràng về một số công nghệ, đáng chú ý là nhiên liệu sinh học, rồi đưa ra kết luận rằng khó khăn lớn hơn cả đối với năng lượng tái tạo và đất đai là địa điểm được chọn khai thác năng lượng đặc biệt là đường truyền dẫn.
-
Theo ông Nguyễn Văn Chính, kỹ sư trưởng của Khách sạn Sheraton Hà Nội, tại Sheraton nhiều giải pháp tiết kiệm được áp dụng thành công như lắp đèn tiết kiệm điện, vận hành hệ thống BAS, hệ thống Dimmer, sử dụng năng lượng mặt trời, khai thác hướng gió, tối ưu hóa việc sử dụng và vận hành hệ thống điều hòa trung tâm, nồi hơi, tiết kiệm nước
-
Trong mấy năm gần đây, khuynh hướng thiết kế kiến trúc nghiêng mạnh về phía sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong nhiều trường hợp, xu hướng mới này đạt đến trình độ tích hợp giữa kết cấu kiến trúc với khai thác năng lượng, dựa trên những thành tựu nhanh chóng của hai lĩnh vực riêng lẻ.
-
Các công trình kiến trúc kết hợp với việc khai thác năng lượng mặt trời trở thành biểu tượng mới về năng lượng sạch, bảo vệ môi trường. Dưới đây là các công trình tiêu biểu đó.
-
Nước Mỹ không có một tuabin gió xa bờ nào, mặc dù có đến hơn 800 tuabin ở ngoài khơi của 9 quốc gia châu Âu. Vậy những phong kế ở cửa ngõ cảng New York nói lên điều gì?
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.