-
Trong nhiều năm qua, được Ðảng và Nhà nước giao trọng trách giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình nguồn và lưới điện, góp phần quan trọng bảo đảm "điện đi trước một bước" để phát triển các ngành kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
-
Những ngày đầu năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang nỗ lực hoàn tất những khâu cuối cùng. Nhiều tổ máy lần lượt được đưa vào vận hành, sản xuất hòa lưới điện quốc gia, bổ sung sản lượng điện đáng kể góp phần duy trì, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Việc hòa đồng bộ phát điện tổ máy GT11 sẽ góp phần giải quyết thiếu hụt điện năng trong mùa khô 2011, đảm đảm an ninh năng lượng Quốc gia cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, ngày 30/12, chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành hòa đồng bộ tổ máy Tuabin khí đầu tiên GT11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện Quốc gia và gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-
Tại làng Kiptusuri ở Kenya, nỗi khát khao có điện của cô Sara Ruto bắt đầu từ năm ngoái, ngay sau khi cô mua một chiếc điện thoại di động. Đó là một phương tiện thiết thực để giữ liên lạc với người thân trong thành phố và kiểm tra giá gà ở khu chợ gần nhất. Tuy nhiên, khâu sạc pin không hề đơn giản ở vùng quê cách quá xa lưới điện. Hằng tuần, cô Sara Ruto phải đi bộ khoảng 3,2 km để đến chỗ có người chở thuê. Sau khoảng 3 giờ, cô mới đến thị trấn có điện gần nhất – thị trấn Mogotio - để sạc điện thoại với giá 0,3 USD.
-
Đến năm 2020, phong năng sẽ đóng góp 265 GW vào mạng lưới điện Châu Âu, ước tính tiết kiệm 41,7 tỉ Euro tiền điện mỗi năm. Châu Âu cần lắp đặt thêm một mạng lưới điện ngoài khơi ở vùng biển phía Bắc bao gồm biển Bắc, biển Ai-len và biển Baltic để truyền dẫn lượng điện gia tăng, thực hiện mục tiêu 34% điện lượng tái tạo vào năm 2020. Những trạm chuyển tiếp điện giữa các quốc gia láng giềng như Tây Ban Nha và Pháp phải được nâng cấp để truyền tải lượng điện cần thiết tới nơi tiêu thụ.
-
Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.
-
Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.
-
Trong khi việc xây dựng các dự án thủy điện mới đang gây tranh cãi thì tại miền Trung, một nhà máy năng lượng âm thầm mọc lên với những cánh quạt kỳ vĩ bên bờ biển xanh, hút lấy nguồn gió thổi vào từ đại dương bao la. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.
-
Giải pháp dùng đồng hồ công tơ thông minh sẽ cho phép áp dụng việc tính thuế theo thời gian sử dụng và mang tới cho người sử dụng những thông tin về mức tiêu thụ điện năng trong thời gian thực tế. Nhưng việc lắp đặt thiết bị này trong các gia đình sẽ không có lợi ích gì nếu người sử dụng không có được những thông tin đầy đủ về cách sử dụng chúng.
-
Ngày 15-11, ông Nguyễn Tiến Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án Các công trình Điện miền Nam (trực thuộc EVN), cho biết đơn vị vừa tổ chức đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Đắk Nông và đường dây 220kV Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Đồng Nai 3.
-
Để đến với người sử dụng, năng lượng xanh phải trải qua một chặng đường dài từ những tua-bin gió ở Biển Bắc hay những nhà máy điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió và khí sinh học tại các địa phương. Trên tuyến đường này, một lượng lớn năng lượng tổn hao. Mọi chuyện sẽ thay đổi trong tương lai nhờ ứng dụng những linh kiện điện tử mới.
-
Discoverty cho biết, các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã chế tạo thành công một loại vật vật liệu tí hon từ quặng kẽm có thể tạo ra điện năng từ sóng âm thanh. Nghiên cứu này có thể được dùng để phát triển các tấm pin có thể sạc điện cho chiếc điện thoại từ các cuộc nói chuyện qua điện thoại, thậm chí có thể cung cấp nguồn điện cho mạng lưới điện quốc gia từ những tiếng ồn trong giờ cao điểm.
-
Về cơ bản, một chiếc pin lớn sẽ thu năng lượng động học sản sinh ra lúc hãm phanh, và sau đó, năng lượng này sẽ được chuyển đến trung tâm giao thông phía Đông Nam Pennsylvania để sử dụng hoặc hoà vào lưới điện. Điều này khá phổ biến đối với hệ thống hãm phanh tái sinh được sử dụng ở ô tô chạy cả bằng xăng và điện và xe chạy điện nhưng hiếm khi được sử dụng ở tàu mặc dù tàu có tiềm năng lớn.
-
Thủy điện Hà Nang được xây dựng tại xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), công suất lắp máy 11MW, có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 76 triệu KW điện thương phẩm.
-
Echelon cho biết hệ điều hành có tên Echelon Control System (EcoS) và các phần mềm phát triển sau đó có thể giúp tạo ra những mạng lưới điện thông minh, an toàn và tiết kiệm hơn.
-
Nhà máy thủy điện Suối Sửu 2 do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng A Châu đầu tư, xây dựng với tổng vốn trên 40 tỷ đồng.
-
Tại triển lãm hàng điện tử tiêu dùng IFA năm nay, hãng điện tử Trung Quốc Haier đã đem đến một chiếc máy giặt đặc biệt. Thay vì lấy điện trực tiếp từ lưới điện gia đình, một chiếc xe đạp với pin li-ion sẽ cung cấp năng lượng cho máy giặt.
-
Sử dụng công nghệ lưới điện thông minh của General Electric (GE), Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch kết nối với lưới điện của EU, mở ra cơ hội về năng lượng tái chế và kinh tế cho tất các bên liên quan.
-
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Quy hoạch khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, Campuchia.
-
Với sự giúp đỡ của Nga, Iran bắt đầu tiếp nhiên nhiệu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình hồi cuối tuần trước. Dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11, điện sản xuất từ nhà máy này sẽ hòa vào lưới điện Iran. Theo kế hoạch, Nga cung cấp 82 tấn nhiên liệu cho nhà máy này và dự kiến sẽ thu hồi lại chất thải để tránh việc sử dụng sai mục đích.