Saturday, 23/11/2024 | 01:34 GMT+7

Tiết kiệm điện phải ráo riết hơn

20/12/2010

Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.

Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, việc lập qui hoạch phát triển điện, cân đối năng lượng cho nền kinh tế mới chú trọng đến nguồn cung mà chưa quan tâm thích đáng việc kiểm soát nhu cầu hợp lý.

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng: “Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 80 tỷ kWh điện. Trong năm 2010, chúng ta tiết kiệm được 1% trong tổng sản lượng điện (khoảng 1 tỷ kWh). Nếu thực hiện nghiêm túc, ráo riết hơn thì con số tiết kiệm tuyệt đối có thể phải đạt 3-5%”. Hiện VN mới đạt 1.000kWh điện tính trên đầu người mỗi năm, trong khi các nước phát triển trong khu vực đã có mức tiêu thụ trên đầu người khoảng 3.000kWh/năm.


 anh 01.jpg


Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 80 tỷ kWh điện, tiết kiệm được 1% trong tổng sản lượng điện - khoảng 1 tỷ kWh


Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, dự kiến tỉ lệ tiêu thụ điện trên đầu người phải đạt tương đương các nước này. Song hiện nay, do cơ chế giá điện, các nguồn năng lượng sạch chưa vào VN, đồng thời, việc sử dụng điện lãng phí sẽ dẫn đến nguy cơ VN ngày càng thiếu hụt năng lượng.

 

Còn thờ ơ với tiết kiệm điện

 

Cả nước hiện có khoảng 3.000 hộ tiêu thụ điện với mức cao trên 3 triệu kWh/năm (gang, thép, xi măng, hoá chất). Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đang rất thờ ơ với việc tiết kiệm điện. 25% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận không thể tiết kiệm điện được. Số doanh nghiệp tiết kiệm điện được từ 20% trở lên rất thấp. Có duy nhất một doanh nghiệp cho biết sẽ quyết liệt đầu tư để thực hiện tiết kiệm điện với tỉ lệ giảm một nửa trong thời gian tới. Đây là kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Cạnh tranh châu Á thực hiện trong quí 3/2010.

 

Còn theo tổng kết của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương), khối các cơ quan, đơn vị hưởng ngân sách đều đã xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện 10% tuy nhiên do chưa có giải pháp, chế tài cụ thể để áp dụng nên hiệu quả không cao. Việc cắt giảm lượng đèn chiếu sáng trên một số tuyến đường tại một số tỉnh thành còn mang tính hình thức, chưa đúng qui trình, tắt/mở hệ thống đèn chưa hợp lý, việc quản lý chiếu sáng cho nhu cầu dịch vụ, quảng cáo… hiệu quả tiết kiệm không cao.

 

Ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh Văn phòng tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương) cho biết: “Công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực sử dụng điện có tiềm năng tiết kiệm điện lớn nhưng khó thực hiện, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng; kinh phí và vốn đầu tư để thay thế, cải tiến công nghệ là vấn đề khó khăn và cần có thời gian”.

 

Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.


 anh 02.jpg


EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%), phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%


Một vấn đề lo ngại được ông Đặng Hoàng An đề cập là cường độ sử dụng điện, năng lượng của nền kinh tế chúng ta quá lớn mà hiệu quả lại chưa cao. Tốc độ tăng trưởng điện và GDP trong 10 năm qua 2,04 (tức là cần 2% điện thì mới được 1% GDP). Chúng ta đang vượt xa các nước trong khu vực về sức tiêu thụ điện. “Rõ ràng tiết kiệm điện phải gắn với mục tiêu giảm cường độ sử dụng điện của nền kinh tế” – ông Đặng Hoàng An nói.

 

Minh chứng cho điều này, ông An dẫn một khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị tạo ra GDP từ việc sử dụng 1 kWh điện của nền kinh tế nước ta còn thấp.

 

“Nếu không đặt câu chuyện tiết kiệm điện, tài nguyên một cách thực sự thì trong những năm sắp tới chúng ta sẽ có những sức ép lớn về cân đối cung - cầu” – ông An nói.

 

Cạn kiệt nguồn năng lượng sơ cấp

 

An ninh năng lượng quốc gia gắn với năng lượng sơ cấp. Theo tính toán, vào năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu 30 triệu tấn than/năm, năm 2025 là khoảng 57 triệu tấn than/năm và năm 2030 là 121 triệu tấn than/năm. Trong khi đó, hai nước xuất khẩu than lớn nhất là Indonesia và Australia mỗi năm xuất khoảng 200 – 210 triệu tấn than.

 

Các chuyên gia năng lượng cũng khuyến cáo, mỗi người dân bằng hành động cụ thể chỉ cần tắt một bóng đèn không cần thiết, tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và để chế độ làm mát từ 250C trở lên, chế độ sưởi nóng không quá 200C; tắt trước 30 phút khi ra về... thì tiềm năng TKNL sẽ là rất lớn.

Ước tính, tỉ lệ TKĐ có thể tương đương với công suất một nhà máy nhiệt điện loại lớn (600MW/năm), từ đó tiết kiệm tiền đầu tư và tăng hiệu suất lao động. Để TKĐ trên diện rộng, chương trình sử dụng đèn compact thay thế đèn sợi đốt mà EVN khởi xướng đã phát huy tác dụng. Hiện tại đã có khoảng 35,3 triệu bóng đèn compact được các đơn vị sản xuất tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Theo tính toán của EVN, để xây dựng Tổng sơ đồ điện 7 (TSĐ 7) thì 2015 là năm đầu tiên Việt Nam bắt đầu nhập than. Nhưng qui mô nhập sẽ tăng rất nhanh, đến năm 2020 là 30 triệu tấn, bằng 1/6 tổng sản lượng xuất khẩu hiện nay của Indonesia. Vào ngày 22/12/2010, chúng ta khởi công Nhà máy Thủy điện Lai Châu, công suất 1.200 MW. Đây là nhà máy thủy điện cuối cùng có công suất lớn.

 

“Vấn đề đặt ra là mua than ở đâu và mua với giá nào? Khi đó, giá điện sẽ như thế nào?” – ông Đặng Hoàng An nói.

 

Ông Đặng Hoàng An cho rằng, đã đến lúc phải cân đối nguồn năng lượng, vì chúng ta phải nhập năng lượng sơ cấp rất sớm, chỉ sau 5 năm nữa. “Vì thế, câu chuyện tiết kiệm điện nếu không đặt ra riết róng và giảm cường độ sử dụng điện của nền kinh tế thì việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp sẽ xảy ra rất sớm. Chúng ta chỉ có thể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có điện bằng biện pháp vừa tăng nguồn cung và kiểm soát nhu cầu hợp lý”.

 

Chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Tiến Chỉnh – Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) cho rằng: “Khi xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, chúng ta cần đánh giá, xem xét kỹ nguồn năng lượng có bao nhiêu. Chúng ta đang tiết kiệm điện năng quẩn quanh trong khuôn khổ những cái đã xảy ra rồi. Còn cái vĩ mô hơn là kiểm soát công nghệ nhập vào, sử dụng năng lượng của nhà máy xi măng, thép… ra sao thì lại bỏ ngỏ”.

 

Vũ Hạnh